Popular Posts
Excel có nhiều hàm hữu dụng trong cuộc sống, bài viết này tôi muốn giới thiệu 4 hàm tính toán rất hay dùng trong lĩnh vực ngân hàng: FVPMT ứng dụng trong hoạt động gửi tiền còn PPMTIPMT ứng dụng trong hoạt động vay tiền ngân hàng.


1. Hàm FV:

Hàm FV được dùng để xác định tổng số tiền mà bạn nhận được khi gửi một số tiền nhất định (định kỳ) vào một ngân hàng có lãi suất nhất định.

Ví dụ: Bạn muốn gửi số tiền là 10.000 USD (định kỳ hàng tháng) vào ngân hàng A, với lãi suất là 5% /năm, trong thời gian 10 năm. Tổng số tiền mà bạn nhận được sau 10 năm sẽ được tính theo hàm FV(rate, nper, pmt, pv, type). Số dư tiền gửi có sẵn trong TK ngân hàng là 25.000 USD như hình 1.


Hình 1

1. 10.000 USD là số tiền gửi hàng tháng bằng nhau trong nper kỳ, và 10.000 USD là tham số pmt trong hàm.

2. pv không phải tổng số tiền mà là giá trị hiện tại (Present value). Ý nghĩa của [pv] trong hàm là số tiền có sẵn trong NH vào thời điểm bạn gửi 10.000 USD lần đầu tiên - theo như hình 1: pv = 25.000 USD. Mặc định nếu bỏ qua tham số này nghĩa là số tiền ban đầu bằng không.

3. nper là số kỳ gởi tiền không phải là tổng thời gian gởi. Tổng thời gian gởi tính theo đơn vị gì? Trong khi kỳ có thể là tuần, là tháng, là quý, là năm. (Ở đây nper = 10 năm)

4. rate đúng là lãi suất nhưng phải nói rõ là lãi suất quy đổi theo kỳ gởi tiền. Nếu kỳ là 1 tháng, rate phải tính cho tháng, kỳ là quý, rate phải tính cho quý 3 tháng. (Ở đây rate = 5% tương ứng với nper theo năm)

=> Kết quả, số tiền nhận được trong tương lai gồm cả gốc & lãi của TK tiền gửi là: 172.790 USD

2. Hàm PMT:

Hàm PMT có chức năng ngược với FV, đó là khi bạn đã biết trước số tiền nhận được, thời gian gửi tiền và lãi suất ngân hàng thì tổng số tiền bạn cần phải gửi vào là bao nhiêu sẽ được tính qua hàm PMT.

Tính số tiền cố định và phải trả định kỳ đối với một khoản vay có lãi suất không đổi.
Cũng có thể dùng hàm này để tính số tiền cần đầu tư định kỳ (gửi tiết kiệm, chơi bảo hiểm..) để cuối cùng sẽ có một khoản tiền nào đó.


Cú pháp
: = PMT(rate, nper, pv, fv, type)

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Nper
: Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai; cũng có thể xem như số vốn ban đầu (xem thêm hàm PV)

Fv
: Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (0) (xem thêm hàm FV)

Type
: Hình thức chi trả:

= 0 : Chi trả vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Chi trả vào đầu mỗi kỳ tiếp theo

Lưu ý
:

  • RateNper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.
  • Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm tiền gốc và tiền lãi, nhưng không bao gồm thuế và những khoản lệ phí khác (nếu có).
    Nếu muốn chỉ tính số tiền gốc phải trả, ta dùng hàm PPMT(), còn nếu muốn chỉ tính số tiền lãi phải trả, dùng làm IPMT().

Ví dụ
:

  • Bạn mua trả góp một căn hộ với giá $1,000,000,000, trả góp trong 30 năm, với lãi suất không đổi là 8% một năm trong suốt thời gian này, vậy mỗi tháng bạn phải trả cho người bán bao nhiêu tiền để sau 30 năm thì căn hộ đó thuộc về quyền sở hữu của bạn ?
= PMT(8%/12, 30*12, 1000000000) = $7,337,645/74

Ở công thức trên, đối số fv = 0, là do sau khi đã thanh toán xong khoản tiền cuối cùng, thì bạn không còn nợ nữa.
Nhưng ngó lại, và nhẩm một tí, ta sẽ thấy mua trả góp.. thành mua mắc gấp hơn 2 lần ! Không tin bạn thử lấy đáp số nhân với 12 tháng nhân với 30 xem..
  • Bạn muốn có một số tiền tiết kiệm là $50,000,000 sau 10 năm, biết rằng lãi suất (không đổi) của ngân hàng là 12% một năm, vậy từ bây giờ, hằng tháng bạn phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền ?
= PMT(12%/12, 10*12, 0, 50000000) = $217,354.74

Ở công thức trên, đối số pv = 0, là do ngay từ đầu, bạn không có đồng nào trong ngân hàng cả.

GIẢI THÍCH TẠI SAO FV MẶC ĐỊNH BẰNG KHÔNG:

Pmt() được đặt ra để dùng tính số tiền bằng nhau phải trả mỗi kỳ trong nper kỳ, với lãi suất rate, cho 1 khoản vay hiện tại là pv; và đến cuối kỳ thứ nper, khoản vay được trả hết hoặc còn 1 khoản dư nợ fv.

Nói thêm:
Tham số nào có mặc định có thể bỏ qua thì trong cấu trúc hàm, nó được bao bằng dấu ngoặc vuông [].

3. Hàm PPMT:

Hàm PPMT dùng để tính số tiền nợ gốc phải trả tại một kỳ hạn nào đó đối với một khoản vay có lãi suất không đổi và thanh toán theo định kỳ với các khoản thanh toán bằng nhau mỗi kỳ.

Cú pháp: = PPMT(rate, per, nper, pv, fv, type)
Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Per
: Số thứ tự của kỳ cần tính lãi. Per phải là một con số từ 1 đến nper và phải có cùng đơn vị tính nhất quán với nper.


Nper
: Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.

Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai; cũng có thể xem như số vốn ban đầu (xem thêm hàm PV)


Fv
: Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (0) (xem thêm hàm FV)


Type
: Hình thức tính lãi:

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo

Lưu ý
:

  • RateNper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.
  • Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm tiền nợ gốc và tiền lãi. Nếu muốn chỉ tính số tiền nợ gốc phải trả, ta dùng hàm PPMT(), còn nếu muốn chỉ tính số tiền lãi phải trả, dùng làm IPMT().

Ví dụ
:

  • Có một khoản vay như sau: Số tiền vay là $200,000, vay trong 8 năm với lãi suất không đổi là 10% một năm, trả lãi định kỳ theo từng tháng. Cho biết số nợ gốc phải thanh toán trong tháng đầu tiên của năm thứ hai? Và số nợ gốc phải thanh toán trong năm cuối cùng ?
Số nợ gốc phải thanh toán trong tháng đầu tiên của năm thứ hai = số vốn phải thanh toán trong kỳ thứ 13:
= PPMT(10%/12, 13, 8*12, 200000) = $1,511.43
Số nợ gốc phải thanh toán trong năm cuối cùng:
= PPMT(10%, 8, 8, 200000) = $34,080.73

Test
:

  • Thử kiểm tra lại kết quả giữa các hàm PMT(), IPMT() và PPMT()
Số tiền (cả nợ gốc lẫn lãi) phải thanh toán trong từng năm với khoản vay ở ví dụ trên đây là:
= PMT(10%, 8, 200000) = $37,488,80
Số tiền nợ gốc phải thanh toán trong năm cuối cùng với khoản vay ở ví dụ trên đây là:
= PPMT(10%, 8, 200000) = $34,080.73
Số tiền lãi phải thanh toán trong năm cuối cùng với khoản vay ở ví dụ trên đây là (xem ví dụ ở hàm IPMT):
= IPMT(10%, 8, 200000) = $3,408.07
Rõ ràng là:
Số tiền nợ gốc phải thanh toán trong năm cuối cùng ($34,080.73) + Số tiền lãi phải thanh toán trong năm cuối cùng ($3,408.07)
= Số tiền (cả nợ gốc lẫn lãi) phải thanh toán trong từng năm ($37,488,80


4. Hàm IPMT:

Tính số tiền lãi phải trả tại một kỳ hạn nào đó đối với một khoản vay có lãi suất không đổi và thanh toán theo định kỳ với các khoản thanh toán bằng nhau mỗi kỳ.


Cú pháp: = IPMT(rate, per, nper, pv, fv, type)
Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Per
: Số thứ tự của kỳ cần tính lãi. Per phải là một con số từ 1 đến nper và phải có cùng đơn vị tính nhất quán với nper.

Nper
: Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai; cũng có thể xem như số vốn ban đầu (xem thêm hàm PV)

Fv
: Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (0) (xem thêm hàm FV)

Type
: Hình thức tính lãi:

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo

Lưu ý
:

  • RateNper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.
  • Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm tiền gốc và tiền lãi. Nếu muốn chỉ tính số tiền gốc phải trả, ta dùng hàm PPMT(), còn nếu muốn chỉ tính số tiền lãi phải trả, dùng làm IPMT().

Ví dụ
:

  • Có một khoản vay như sau: Số tiền vay là $200,000, vay trong 8 năm với lãi suất không đổi là 10% một năm, trả lãi định kỳ theo từng tháng. Cho biết số tiền lãi phải thanh toán trong tháng đầu tiên? Và số tiền lãi phải thanh toán trong năm cuối cùng ?
Số tiền lãi phải thanh toán trong tháng đầu tiên = số tiền lãi phải thanh toán trong kỳ thứ 1:
= IPMT(10%/12, 1, 8*12, 200000) = $1,666.67
Số tiền lãi phải thanh toán trong năm cuối cùng:
= IPMT(10%, 8, 8, 200000) = $3,408.07

5. Hàm RATE:

Tính lãi suất của mỗi kỳ trong một niên kim (annuity), hay là tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay.
RATE() được tính bởi phép lặp và có thể có một hay nhiều kết quả. Nếu các kết quả của RATE() không thể hội tụ vào trong 0.0000001 sau 20 lần lặp, RATE() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!


Cú pháp
: = RATE(nper, pmt, pv, fv, type, guess)

Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.
Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pmt
: Số tiền phải trả trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Pmt bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (không bao gồm lệ phí và thuế). Ví dụ, số tiền phải trả hằng tháng là $10,000 cho khoản vay mua xe trong 4 năm với lãi suất 12% một năm là $263.33; bạn có thể nhập -263.33 vào công thức làm giá trị cho pmt.
Nếu bỏ qua pmt thì bắt buộc phải có fv.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.

Fv
: Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (ví dụ, sau khi bạn đã thanh toán hết khoản vay thì số nợ của bạn sẽ bằng 0).

Type
: Hình thức tính lãi:

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo
Guess : Giá trị của lãi suất hằng năm (rate), do bạn dự đoán. Nếu bỏ qua, Excel sẽ mặc định cho guess = 10%.

Lưu ý
:

  • Nếu RATE() báo lỗi #VALUE! (do không hội tụ), hãy thử với các giá trị khác cho guess.
  • Nper Guess phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho guess và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho guess và 4 cho nper.
  • Có lẽ nên nói một chút về khái niệm "niên kim" (annuities): Một niên kim là một loạt các đợt trả tiền mặt, được thực hiện vào mỗi kỳ liền nhau. Ví dụ, một khoản vay mua xe hơi hay một khoản thế chấp, gọi là một niên kim.
    Bạn nên tham khảo thêm các hàm sau, được áp dụng cho niên kim: CUMIPMT(), CUMPRINC(), FV(), FVSCHEDULE(), IPMT(), NPER(), PMT(), PPMT(), PV(), RATE().
  • Trong các hàm về niên kim kể trên, tiền mặt được chi trả thể hiện bằng số âm, tiền mặt thu nhận được thể hiện bằng số dương. Ví dụ, việc gửi $1,000 vào ngân hàng sẽ thể hiện bẳng đối số -1000 nếu bạn là người gửi tiền, và thể hiện bằng số 1000 nếu bạn là ngân hàng.
  • Một đối số trong các hàm tài chính thường phụ thuộc vào nhiều đối số khác. Nếu rate khác 0 thì:

Nếu rate bằng 0 thì:
http://i216.photobucket.com/albums/c...0CHANH/PV2.png

Ví dụ
:

  • Giả sử bạn muốn vay trả góp $8,000,000 trong 4 năm, nhân viên ngân hàng sau một hồi tính toán, phán rằng mỗi tháng bạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $200,000. Vậy ngân hàng đó tính lãi suất hằng tháng (hoặc lãi suất hằng năm) cho bạn là bao nhiêu ?
Lãi suất hằng tháng (dự đoán lãi suất là 10%/năm):
= RATE(4*12, -200000, 8000000) = 1%
Lãi suất hằng năm (dự đoán lãi suất là 10%/năm):
= RATE(4*12, -200000, 8000000)*12 = 9.24%
  • Tính lãi suất mỗi năm cho một khoản vay $1,000 trong 2 năm, mỗi năm phải trả $100, khi đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $1,200 ?
= RATE(2, -100, 1000, -1200) = 19%

6. Hàm NPER:

Tính số kỳ hạn để trả một khoản vay có lãi suất không đổi và thanh toán theo định kỳ với các khoản thanh toán bằng nhau mỗi kỳ.
Cũng có thể dùng hàm này để tính số kỳ hạn gửi vào cho một khoản đầu tư có lãi suất không đổi, tính lãi theo định kỳ và số tiển gửi vào bằng nhau mỗi kỳ (Vd: đầu tư vào việc mua bảo hiểm nhân thọ của Prudential chẳng hạn)


Cú pháp
: = NPER(rate, pmt, pv, fv, type)

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn có một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Pmt
: Số tiền phải trả trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi trong suốt năm. Pmt bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (không bao gồm lệ phí và thuế). Ví dụ, số tiền phải trả hằng tháng là $10,000 cho khoản vay mua xe trong 4 năm với lãi suất 12% một năm là $263.33; bạn có thể nhập -263.33 vào công thức làm giá trị cho pmt.

Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có fv.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.


Fv
: Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (ví dụ, sau khi bạn đã thanh toán hết khoản vay thì số nợ của bạn sẽ bằng 0).


Type
: Hình thức tính lãi:

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo

Ví dụ
:

  • Có một căn hộ bán trả góp theo hình thức sau: Giá trị của căn hộ là $500,000,000, trả trước 30%, số còn lại được trả góp $3,000,000 mỗi tháng (bao gồm cả tiền nợ gốc và lãi), biết lãi suất là 12% một năm, vậy bạn phải trả trong bao nhiêu năm thì mới xong ?
Ta đi tìm các đối số cho hàm NPER:
Giá trị căn hộ = $500,000,000 = fv
Trả trước 30% = - $500,000,000*30% = pv
Số tiền trả góp hằng tháng = - $3,000,000 = pmt
Lãi suất = 12%/năm, do số tiền trả góp là hằng tháng nên phải quy lãi suất ra tháng, tức rate = 12%/12
Vậy ta có công thức:
= NPER(12%/12, -3000000, -500000000*30%, 500000000) = 58 (tháng) hay là 4.82 năm
Thử kiểm tra lại với hàm PMT, nghĩa là coi như chưa biết mỗi tháng phải trả góp bao nhiêu tiền, nhưng biết là phải trả trong 58 tháng:
= PMT(12%/12, 58, -500000000*30%, 500000000) = $2,982,004
Đáp số không thể chính xác = $3,000,000 vì con số 58 (tháng) ở trên là con số làm tròn. Nếu bạn lấy đáp số của công thức NPER (chưa làm tròn) ở trên làm tham số nper cho hàm PMT ở dưới, bạn sẽ có đáp số chính xác là $3,000,000

7. Hàm ISPMT:

Tính số tiền lãi đã trả tại một kỳ nào đó đối với một khoản vay có lãi suất không đổi, sau khi đã trừ số tiền gốc phải trả cho kỳ đó.

Ví dụ, bạn vay môt khoản tiền $3,000 trong 3 năm với lãi suất 10%/năm, mỗi năm thanh toán lãi cộng gốc một lần. Sau năm thứ nhất, bạn đã trả bớt 1/3 số tiền gốc, bạn chỉ còn nợ lại $2,000, và ISPMT() sẽ cho biết số tiền lãi đã trả của năm thứ nhất trên số tiền $2,000 này, là bằng $200.

Và theo định nghĩa này, dễ thấy rằng kết quả của ISPMT() cho kỳ cuối cùng bao giờ cũng là 0.


Cú pháp
: = ISPMT(rate, per, nper, pv)

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.
Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Per
: Số thứ tự của kỳ cần tính lãi. Per phải là một con số từ 1 đến nper và phải có cùng đơn vị tính nhất quán với nper.


Nper
: Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.

Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pv
: Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai.

Lưu ý
:

  • RateNper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.

Ví dụ
:

  • Số tiền lãi đã trả cho việc chi trả hằng tháng của tháng đầu tiên của khoản vay $8,000,000, vay trong 3 năm với lãi suất không đổi là 10% một năm, được tính theo công thức sau:
= ISPMT(10%/12, 1, 3*12, 8000000) = - $64,818.82

8. Hàm NORMINAL

Hàm dùng để tính lãi suất danh nghĩa hằng năm cho một khoản đâu tư, biết trước lãi suất thực tế hằng năm và tổng số kỳ thanh toán lãi kép mỗi năm.

Đây là hàm ngược với hàm EFFECT()

Cú pháp: = NOMINAL(effect_rate, npery)
Effect_rate : Lãi suất thưc tế hằng năm (phải là một số dương)

Npery
: Tổng số kỳ phải thanh toán lãi kép mỗi năm.

Lưu ý
:

  • Npery sẽ được cắt bỏ phần lẻ thập phân nếu không phải là số nguyên.
  • Nếu các đối số không phải là một con số, NOMINAL() sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE!
  • Nếu effect_rate <>npery
<>
  • Hàm NOMINAL() có liên hệ với hàm EFFECT() theo công thức sau đây:


Ví dụ
:
  • Tính lãi suất danh nghĩa của một khoản đầu tư có lãi suất thực tế là 5.35% một năm và trả lãi 3 tháng một lần ?
= NOMINAL(5.35%, 4) = 0.0525 = 5.25%


Nguồn: GiaiphapExcel
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3