Đ/S:...
Bài 2.
Ngày 15/9/07 Cty CP A gửi đến chi nhánh NHTM B hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn với mức đề nghị hạn mức tín dụng quý 4/07 là 3.000 tr đồng để phục vụ kế hoạch sản xuất của cty trong quý.
Sau khi thẩm định cán bộ tín dụng ngân hàng đã thống nhất với cty các số liệu sau đây:
Nội dung
|
Số tiền (triệu đông)
|
Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào |
12.910
|
Giá trị sản xuất khác phát sinh trong quý |
9.875
|
TS lưu động bình quân |
6.150
|
Doanh thu thuần |
21.525
|
Vốn lưu động tự có và huy động khác của cty |
3.660
|
Tổng giá trị TS thế chấp của cty |
4.150
|
Với dữ liệu trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định hạn mức tín dụng quý 4 cho cty là 2.905 triệu đồng.
Trong 10 ngày đầu tháng 10/07, cty đã phát sinh 1 số nghiệp vụ và cán bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết cho vay ngắn hạn những khoản sau đây với cty:
- Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu
- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr
- Ngày 8/10: cho vay để mua oto tải: 464 tr
- Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr
- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr
Yêu cầu:
- Nhận xét về thủ tục hồ sơ vay vốn của cty.
- Nhận xét về những đề nghị của cán bộ tín dụng là đúng hay sai? Tại sao?
Biết rằng:
- Nguồn vốn của NH đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của Cty
- Cty sản xuất kinh doanh có lãi và là KH truyền thống của NH.
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị TS thế chấp.
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý 4/07 của cty là 700 tr đồng.
Trả lời: (Cảm ơn girl_customs_29488 đã rất nhiệt tình giải bài này, anh sẽ chỉnh sửa lại 1 chút thui. Về căn bản thì e làm đúng duy chỉ đến bước kết luận HMTD là còn chưa trừ đi 700 tr Đ dư nợ của Cty này, đáp án là HMTD đc cấp là 2.150 tr Đ ^^ )
1 - Nhận xét về đơn đề nghị xin vay vốn của công ty A:
Công ty A cần xuất trình đầy đủ 3 loại hồ sơ sau:
a) Hồ sơ pháp lý của công ty A cần có:
Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, bao gồm bản sao có công chứng các giấy tờ sau: ( Bản sao công chứng nhà nước)
1) Quyết định thành lập (nếu có);
2) Giấy đăng ký kinh doanh;
3) Giấy phép hành nghề (nếu có);
4) Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có);
5) Điều lệ hoạt động (nếu có);
6) Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;
7) Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).
8) Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
9) Biên bản họp của Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh…) hoặc văn bản uỷ quyền của các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh …) về việc uỷ quyền người đại diện hợp pháp thực hiện các quan hệ giao dịch với BIDV: vay nợ, cầm cố, thế chấp… (nội dung uỷ quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).
10) Có vốn điều lệ theo qui định.
11) CMND của người đại diện vay vốn.
12) Đăng ký mã số thuế
13) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
b) Hồ sơ khoản vay:
Hồ sơ , Phương án, dự án vay vốn, trong đó nêu rõ:
1) Đơn đề nghị vay vốn.
2) Mục đích sử dụng vốn vay;
3)
Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;
4) Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ);
Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có), cụ thể:
- Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn);
- Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định;
- Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.
c) Hồ sơ Tài sản bảo đảm cho khoản vay:
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có như nhà đất, máy móc thiết bị (trường hợp vay vốn để mở rộng hoạt động hiện tại) và hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 có thể được coi như là tài sản đảm bảo.
Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản vay là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản mà khách hàng dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại BIDV. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm:
- Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với động sản: Giấy đăng ký tài sản (như Đăng ký xe ô tô), Hoá đơn tài chính, Tờ khai hải quan hàng hoá, Hợp đồng mua bán hàng hoá, Giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản của cơ quan chủ quản/ cơ quan có thẩm quyền (nếu có áp dụng), hoặc các giấy phép liên quan đến tính chất đặc biệt của tài sản.
- Các quyền bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các văn bản pháp lý khác; quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có).
- Các giấy tờ khác: giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật); giấy phép xây dựng (nhà, xưởng) các giấy phép sử dụng đặc biệt của cơ quan chủ quản đối với loại tài sản cầm cố thế chấp.
2 - Xác định Hạn mức tín dụng & thời gian cấp cho Công ty A => để xem Cán bộ tín dụng đã làm đúng hay sai:
B1: Xác định Hạn mức tín dụng (HMTD) theo giá trị TS thế chấp:
HMTD = 70% x 4.150 = 2.905 (triệu đồng)
B2: Xác định HMTD cho quý 4 dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
HMTD = Nhu cầu vốn lưu động trong quý 4 của DN - Vốn tự có của DN - Các nguồn vốn huy động khác của DN
Trong đó:
- Nhu cầu vốn lưu động trong Q4 của DN = Tổng CPSX trong quý / Vòng quay VLĐ trong quý
- Vòng quay VLĐ trong quý = Tổng doanh thu Q4 / Tài sản lưu động bình quân Q4
= 21.525 / 6.150 = 3,5 (vòng)
=> Nhu cầu vốn lưu động trong Q4 của DN = (12.910 + 9.875) / 3,5 = 6510 (triệu đồng)
Thay vào Công thức "xanh đỏ" ở trên:=> HMTD = 6510 - 3660 = 2850 (triệu đồng)
Theo giả thiết, NH đủ vốn, Cty A kinh doanh có lãi, do đó:
HMTD cấp cho Cty A = Min (HMTD ở B1; HMTD ở B2) - Dư nợ Vốn lưu động của Cty A
= Min (2905; 2850) - 700
= 2850 - 700 = 2150 (triệu đồng)
=> Cty A được cấp HMTD là 2150 triệu đồng, thời gian vay là từ 1/10/2007 đến hết 31/12/2007.
3 - Giải quyết các nghiệp vụ phát sinh
- Ngày 2/10: cho vay để trả lãi NH: 21 triệu => Không cho vay
- Ngày 3/10: cho vay để mua NVL: 386 tr => cho vay, vì NVL là nguyên liệu phục vụ SXKD, thuộc diện cho vay
- Ngày 8/10: cho vay để mua oto tải: 464 tr => Không cho vay, vì đây là chi phí trang trải TS cố định
- Ngày 9/10: cho vay để nộp thuế thu nhập: 75 tr => Không cho vay
- Ngày 10/10: cho vay để trả lương công nhân: 228 tr => Cho vay, vì chi lương CNV thuộc chi phí SXKD ngắn hạn
Bài 3.
Doanh nghiệp X xuất trình hồ sơ vay NH A để thực hiện mua hàng xuất khẩu, các số liệu được thu thập như sau:
Chi phí thanh toán cho người cung cấp theo hợp đồng là 1.200 tr đồng (trong đó thanh toán 70% phần nợ còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng hóa).
Chi phí tiêu thụ đi kèm: 100 tr đồng.
Vốn của DN tham gia vào phương án: 200 tr đồng.
TS đảm bảo nợ vay được định giá là: 2.100 tr (tỷ lệ cho vay tối đa là 50%).
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức cho vay đối với DN nếu các quy định khác về điều kiện vay và nguồn vốn của NH đều thỏa mãn.
2. Cho biết các xử lý của NH trong các TH sau:
a. Trong lần tái xét khoản vay sau 2 tháng, NH nhận thấy DN có biểu hiện giảm sút về tài chính, nguồn thu nợ thừ bán hàng không rõ ràng, TS ĐB sụt giảm tới 20% so với giá trị ban đầu.
b. Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng các cam kết, ko có dấu hiệu xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạn, DN ko trả được nợ, NH đã áp dụng 1 số biện pháp khai thác nhưng ko thành công. Mặt khác, do thị trường bieena động mạnh nên giá trị TS ĐB chỉ còn khoảng 70% số nợ gốc.
Trả lời:
1. Nhu cầu VLĐ = 1.200 x 0,7 +100 = 940
tr đồng.
Nhu cầu vay vốn = 940 – 200 = 740
tr đồng.
Mức cho vay tối đa = 50% x 2.100 = 1.050 > 740
Vậy mức cho vay tối đa là 740
tr đồng.
2.
a) DN có biểu hiện giảm sút về tài chính, như vậy rủi ro tín dụng tăng, khả năng thanh toán của DN có thể bị sụt giảm.
Nguồn thu nợ từ bán hàng không rõ ràng, như vậy có thể có dấu hiệu chiếm dụng vốn.
Giá trị TSĐB sụt giảm
=> NH cần xem xét đánh giá lại mức độ rủi ro để đưa ra quyết định tín dụng
- Nếu đây chỉ là những biểu hiện tạm thời và DN là khách hàng truyền thống có uy tín của NH thì cần nhắc nhở, đưa ra những biện pháp để giúp DN giải quyết khó khăn này.
- Nếu sau khi thu thập điều tra nhận thấy rủi ro có thể xảy ra thì cần căn cứ vào mức độ rủi ro để đưa ra các quyết định tín dụng:
- Giảm hạn mức tín dụng
- Thu hồi vốn vay trước hạn
- Không cho vay tiếp, thu hồi vốn vay trước hạn.
Không cần bổ sung TSĐB vì giá trị TS sụt giảm 20%, vậy Giá trị món vay có thể được đảm bảo bằng TS là 2100 x 80% x 0,5 = 840 > 740 tr đồng.
b) Trong thời gian cho vay, DN thực hiện đúng cam kết, ko có dấu hiệu xấu, nhưng khi khoản vay đáo hạn, DN ko trả đc nợ, NH áp dụng 1 số biện pháp khai thác nhưng ko thành công. Mặt khác giá trị TSDB chỉ còn 70% số nợ gốc. NH nên xem xét nguyên nhân của việc DN ko trả được nợ.
Nếu DN ko trả đc nợ vì lý do khó khăn tài chính tạm thời nhưng vẫn có ý chí trả nợ thì NH có thể hỗ trợ gia hạn nợ.
Nếu DN có dấu hiệu chây ỳ, muốn chiếm dụng vốn, NH áp dụng chính sách thanh lý như bán TSTC, tiếp tục tận thu phần nợ gốc chưa thu hồi được.
Bài 4.
Ngày 15/12/08 cty M gửi tới NH E phương án tài chính ngày 31/12/08 của cty như sau:
(ĐVT: tr đồng)
TS | Số tiền | NV | Số tiền |
1. TS lưu động |
| 1. Nợ phải trả |
|
Tiền mặt |
200
| Nợ ngắn hạn |
45.000
|
Các khoản phải thu |
21.000
| - Vay ngắn hạn |
45.000
|
Hàng hóa tồn kho |
78.000
| - Phải trả ng bán |
24.000
|
- Hàng mất phẩm chất |
2.000
| - phải trả khác |
16.000
|
TS lưu động khác |
1.000
| 2. Nợ dài hạn |
12.500
|
2. TS CĐ |
37.300
| 3. Vốn chủ sở hữu |
40.000
|
Tổng cộng |
137.500
|
Tổng cộng
|
137.500
|
Biết rằng:
- Vòng quay hàng tồn kho tối thiểu của cty là 4 vòng: vòng quay các khoản phải thu là 15 vòng.
- Doanh thu dự kiến của năm 2008 là 240.000 tr
- GVHB bằng 75% so với doanh thu.
- Quy chế cho vay của NH yêu cầu phải có 10% vốn lưu động của DN tham gia trong TS lưu động.
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp pháp của phương án tài chính mà cty đã gửi NH.
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho cty M trên cơ sở phương án tài chính hợp lý.
Nguồn: Sưu tầm
a Giang cho hỏi bài số 4 sao ko thấy đáp án z?e thấy bài nay hay lắm đó
ReplyDeleteVậy ah. Hẹn thứ 2 tuần tới nha. Mai a đi nghỉ mát rùi ^^
ReplyDeleteE là Chaien xin có ý kiến bài số 1:
ReplyDeleteMức dự trữ bắt buộc theo e thì phải chia thêm cho 29 là số ngày của tháng 2 nữa.Cụ thể:
# Mức Dự trữ bắt buộc (DTBB) xác định (theo quy định của NHNN đối với NH) là
# = (2000 + 3000) x 10%/29 + 500 x 4%/29 + 150 x 0%/29 = 17,9 (tỷ VNĐ) (thay vì 520 tỷ như ở trên)
Những bước tiếp theo e làm giống như trên.
@Chai en
ReplyDeleteBài này anh làm cũng lâu rùi, tầm được hơn 1 năm. Giờ ko đụng đến, sách vở cũng cho hết rùi. Tuy nhiên, kỳ duy trì DTBB ở đây là thteo tháng. Cho nên anh nghĩ là ko chia cho 29. Nếu chia cho 29 thì là duy trì DTBB theo 1 ngày ah. Các mức LS bài cho cũng là cho theo 1 tháng nữa đó. Em xem lại nhé.
Có j chat với anh qua nick mymemory127
Đúng là phải chia cho 29 đấy anh ạ. Vì e cũng lật vở trước kia e học ra xem cũng chia cho 29 (số ngày của tháng 2/2004). Nhưng ko phải chia cho 29 để ra một ngày đâu, mà công thức tính đó cho cả một tháng chứ ko phải một ngày. Còn lý do vì sao e cũng chưa rõ nữa cái đó để e tìm hiểu sau, nhưng phải chia cho số ngày trong tháng 2 là điều e chắc chắn.
ReplyDelete@Chaien
ReplyDeleteOh, OK