Hàm VLOOKUP() dùng để tìm kiếm một giá trị a nào đó của một cột k (column k) nào đó, tính từ hàng/dòng thứ n (row n) đến hàng/dòng thứ m (row m) (trong đó n < m). Hàm VLOOKUP() rất có ích và được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi.
Cú pháp:
=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- lookup_value: giá trị cần dò tìm
- table_array: một vùng để dò tìm lookup_value, cột đầu tiên trong table_array sẽ dùng để dò tìm giá trị lookup_value, table_array có thể cùng sheet hoặc khác sheet với lookup_value, đồng thời table_array có thể cùng file hoặc khác file với lookup_value.
- col_index_num: dùng để chỉ định thứ tự cột trong table_array để trả về giá trị tương ứng, nếu tìm thấy, cột đầu tiên được tính là 1
- range_lookup: có hay không vẫn được, thông người người ta dùng 3 tham số đầu tiên là đủ. Chú ý: những tham số được để trong dấu ngoặc vuông [] thì có hay không vẫn không sao (có thể bỏ qua). range_lookup có 2 giá trị như bên dưới:
- TRUE: những giá trị trong cột đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
- FALSE: VLOOKUP sẽ chỉ tìm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn
Chú ý, nếu bạn bỏ không dùng giá trị range_lookup, hoặc được thiết lập TRUE thì cột đầu tiên của của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng, nếu không thì hàm VLOOKUP của bạn sẽ chạy không đúng.
Ví dụ:
Giả giử bạn có 2 sheet có tên lần lượt là “Sheet1” và “Sheet2”, chứa dữ liệu bên dưới:
Sheet1:
| A | B | C | D |
1 | MCC | Họ tên | Năm sinh | Giới tính |
2 | 00001 | Nguyễn Khánh Hưng | 1984 | Nam |
3 | 00002 | Đoàn Thanh Thúy | 1983 | Nữ |
4 | 00003 | Trần Xuân Vũ | 1986 | Nam |
5 | 00004 | Đoàn Văn Đảm | 1986 | Nữ |
Sheet2:
| A | B | C | D |
1 | MCC | Nguyên quán | Học Vấn | Năm sinh |
2 | 00001 | Hồ Chí Minh | Đại học | |
3 | 00002 | Tiền Giang | Đại học | |
4 | 00003 | Đồng Tháp | Đại học | |
5 | 00004 | Tiền Giang | Cao Đẳng | |
Giá trị cột “Năm sinh” của Sheet2 được lấy từ Sheet1 thông qua hàm VLOOKUP và giá trị dò tìm & cột dò tìm là cột MCC (mã chấm công) của 2 sheet.
Hàm VLOOKUP được đặt ở cột “Năm sinh” của Sheet2 như sau:
Dòng 2 –> 5 lần lược như sau:
=VLOOKUP(A2,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A3,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A4,Sheet1!A2:C5,3)
=VLOOKUP(A5,Sheet1!A2:C5,3)
Kết quả trả về của Sheet2 như bên dưới
| A | B | C | D |
1 | MCC | Nguyên quán | Học Vấn | Năm sinh |
2 | 00001 | Hồ Chí Minh | Đại học | 1984 |
3 | 00002 | Tiền Giang | Đại học | 1983 |
4 | 00003 | Đồng Tháp | Đại học | 1986 |
5 | 00004 | Tiền Giang | Cao Đẳng | 1986 |
Giải thích:
Công thức dòng 2:
=VLOOKUP(A2,Sheet1!A2:C5,3)
Dò tìm giá trị A2 (00001) của Sheet 2, trong vùng chọn từ A2 đến A5 (từ 00001 đến 00005) của Sheet1, nếu tìm thấy thì trả về giá trị năm sinh tức cột thứ 3, tức cột “Năm sinh” (thứ tự dòng/hàng tương ứng với dòng/hàng có mã 00001 được tìm thấy)
Tương tự cho các dòng còn lại, từ 3 đến 5.
Chúc các bạn thành công!
GiangBLOG
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!