Bài 1:
Một khoản vay 1 tháng, số tiền 200 triệu được ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt ngày 10/6/N với lãi suất 1,2%/tháng. Gốc và lãi trả cuối kỳ. Tài sản bảo đảm trị giá 250 triệu. Ngày 10/7/N, khách hàng đến trải lãi và gốc vay. Biết rằng ngân hàng hoạch toán dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ của tài sản tài chính. Lãi suất quy định cho một khoảng thời gian đúng 30 ngày. Ngân hàng tính lập dự phòng rủi ro phải thu khó đòi vào ngày 5 hàng tháng cho các khoản nợ tính đến cuối tháng trước, kế toán hoàn nhập dự phòng ngay sau khi kết thúc hợp đồng vay.
Bài 2:
Cho biết tình hình Tài sản và Nguồn vốn của NHTM X vào đầu kỳ như sau:
– Phát hành GTCG: 1.400 tỷ đồng
– Cho vay: 9.800 tỷ đồng
– Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư: 350 tỷ đồng
– Chứng khoán đầu tư: 420 tỷ đồng
– Tiền gửi của TCTDkhác: 1.120 tỷ đồng
– TSCĐ và TS khác: 2.100 tỷ đồng
– Vốn và quỹ: 1.610 tỷ đồng
– Tiền mặt: 980 tỷ đồng
– Tiền gửi của khách hàng: 9.520 tỷ đồng
– Tiền gửi tại TCTD và CKCP ngắn hạn: 700 tỷ đồng
Trong kỳ các nghiệp vụ đã phát sinh:
- Thu hồi lãi vay 1.176 tỷ đồng, trong đó 700 tỷ đồng tiền mặt, còn lại qua tài khoản tiền gửi của khách hàng
- Thu lãi đầu tư chứng khoán 42 tỷ đồng qua tiền gửi tại TCTD khác.
- Trả lãi tiền gửi của khách hàng 666,4 tỷ đồng bằng tiền mặt.
- Thu khác bằng tiền mặt 21 tỷ đồng. Chi phí khác bằng tiền mặt 7 tỷ đồng.
- Trả lương cho nhân viên ngân hàng 252 tỷ đồng qua TK tiền gửi. Trong kỳ các nhân viên NH đã rút tiền mặt 210 tỷ đồng.
- Thanh toán tiền lãi GTCG do NH đã phát hành 105 tỷ đồng.
1) Lập bảng CĐKT đầu kỳ
2) Xử lý và hoạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp
3) Lập bảng CĐKT cuối kỳ
Bài 3:
Doanh nghiệp ABC thành lập trong năm 2008 và có những nghiệp vụ phát sinh như sau:
- Cổ đông góp vốn bằng tiền: 100 triệu đồng
- Mua sắm TSCĐ trị giá 60 triệu, trả ngay 40 triệu, còn nợ 20 triệu
- Vay dài hạn: 50 triệu
- Nhập hàng 200 triệu, trả ngay 40 triệu, còn nợ 160 triệu
- Doanh thu bán hàng 210 triệu, KH trả ngay 150 triệu, còn nợ 60 triệu
- Giá vốn hàng bán: 165 triệu
- Khấu hao 6 triệu, chi phí trả lãi vay dài hạn: 5 triệu
- Chi lương và chi phí quản lý khác: 14 triệu
- Thuế thu nhập phải trả: 5 triệu
- Chi cổ tức: 10 triệu
Bài 4:
Ngày 1/11/2010 khách hàng A mang ủy nhiệm chi tới SCB đề nghị rút 10.000 USD từ Tài khoản tiển gửi thanh toán . Trong đó dùng 5.000 USD mở tài khoản kì hạn 3 tháng lãi suất 5,2% /năm. Với 5.000 USD còn lại bán lại cho Ngân hàng và chuyển khoản cho bà B 50.000.000 đồng có tài khoàn tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa.
Bài 5:
Công ty có số liệu kế toán sau:
- Chi phí tiếp khách : 18.000.000 đồng
- Thuế GTGT: 1.800.000 đồng
- Tổng thanh toán: 19.800.000 đồng
- Trong đó tổng giám đốc duyệt chi 15.000.000 đồng trên tổng thanh toán.
Bài 6:
Vẽ sơ đồ chữ T và tính:
- 15/1/2010: Ông A mang 500.000.000 đồng mở tài khoản 3 tháng lãi cuối kỳ 7,5%/năm.
- 15/3/2010: Do nhu cầu cần tiền nên ông A mang sổ tài khoản mở 15/1 đến cầm cố vay 400.000.000 đồng trong 1 tháng lãi 10,5%/năm.
- 15/4/2010: Ông A không đến tất toán và trả nợ, ngân hàng tất toán sổ TK và thu hồi nợ vay.
Bài 7:
Một khoản vay 1 tháng, số tiền 200 triệu được ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt ngày 10/6/N với lãi suất 1,2%/tháng. Gốc và lãi trả cuối kỳ. Tài sản bảo đảm trị giá 250 triệu.Ngày 10/7/N, khách hàng đến trải lãi và gốc vay.
Hãy trình bày các bút toán liên quan đến khoản vay này (bỏ qua bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định KQKD)
Bài 8:
Ngày 14/6/2010, KH đến gửi 3 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng, LS = 11,5%/năm
1. Tính lãi dự trả đến ngày 27/6/2010. Biết ngân hàng dự trả lãi hàng ngày. Viết định khoản nghiệp vụ dự trả lãi hàng ngày.
2. Tính gốc và lãi khi KH đến tất toán sổ vào ngay 14/12/2010.
3. Tính gốc là lãi khi KH đến tất toán sổ trước hạn - vào ngày 18/10/2010. Biết nếu số ngày thực tế gửi bằng 2/3 kỳ hạn gửi thì KH được hưởng lãi bằng 70% số lãi thực tế gửi đến ngày tất toán.
Bài 9:
Một KH có sổ tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng từ ngày 15/1/2009 đến ngày 15/2/2009, 100 triệu đồng, lãi suất 10,5%/ năm (tính theo 360 ngày). Tính lãi suất của KH khi ngày 10/2/2009 KH đến xin rút sổ tiết kiệm, biết theo quy định của Ngân hàng số ngày thực gửi của KH = 2/3 so với kỳ hạn trong hợp đồng thì được hưởng 80% lãi suất, nếu < 2/3 thì hưởng lãi suất không kỳ hạn 3%/năm.
Bài 10:
Ngân hàng Công thương X tại Hà nội giải ngân cho Công ty A vay 300.000.000 VNĐ. Theo yêu cầu của Công ty A, Công ty vay bằng tiền mặt 50.000.000 VNĐ. Số còn lại chuyển trả cho Công ty C (TK tại Ngân hàng Công thương Bắc Giang). Giá trị thế chấp 500.000.000 VNĐ. Ở nghiệp vụ chuyển tiền này Công ty C có phải trả phí chuyển tiền không?