Popular Posts
Thống kê kết quả kinh doanh quý I/2016 của 15 ngân hàng lớn nhỏ cho thấy lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đã tăng bình quân 84,5% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động dịch vụ đang là miếng bánh ngon cho các ngân hàng khi tốc độ tăng lãi thuần bình quân 34%.


Quý I/2016 là thời điểm lãi suất huy động USD đã về 0% ở tất cả các đối tượng; Ngân hàng Nhà nước cũng áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm. Trong vòng 1 năm qua từ quý I/2015 đến quý I/2016 chính sách tiền tệ đã có những thay đổi được đánh giá theo chiều hướng tích cực nhằm ổn định thị trường tiền tệ trước các cú shocked từ thị trường tiền tệ bên ngoài, đặc biệt là việc điều chỉnh giá trị đồng Nhân dân tệ và sự lên giá của đồng USD. Tuy nhiên, chính sách hạ lãi suất huy động USD trong nửa cuối tháng 12/2015 đang bộc lộ những khiếm khuyết của nó trong thị trường mà nhu cầu vay USD vẫn tăng. Thuyết minh báo cáo tài chính của một số ngân hàng thống kê cho thấy, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của hầu hết các ngân hàng có thuyết minh đều bị lỗ; hoặc lãi rất thấp; phần lãi các ngân hàng có được chủ yếu nhờ  hoạt động kinh doanh ngoại tệ giao ngay; lãi từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Phải chăng chính sách tỷ giá thay đổi đã giúp cho các ngân hàng cải thiện được hiệu quả hoạt động trong kinh doanh ngoại hối?




BIDV, Vietinbank, Vietcombank, SHB, MBB, Sacombank, VIB, ACB, Techcombank, Eximbank, NamA Bank, TPBank, SCB, LienVietPostBank, KienlongBank là những ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2016. Mặc dù hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đóng góp cao nhất khoảng 19% tổng lãi thuần các hoạt động của ngân hàng nhưng được dự báo sẽ là hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao và cạnh tranh mạnh trong thời gian tới đặc biệt là hoạt động dịch vụ. 13/15 ngân hàng có lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng 15 ngân hàng tạo ra hơn 2.550 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, tăng 34% so với quý I/2015. Nếu loại trừ LienVietPostBank con số này là 2.625 tỷ đồng.   Trong quý I/2016, ngoại trừ ngân hàng LienVietPostBank có hoạt động dịch vụ tiếp tục bị lỗ và tăng lỗ lên đến 20%, 14 ngân hàng còn lại hoạt động dịch vụ đạt lãi thuần cao. Trong đó, Ngân hàng KienLongBank và Ngân hàng SCB có sự đột phá về lãi thuần hoạt động dịch vụ, tăng trưởng lần lượt 101,8 lần và 589% so với quý I/2015. Tiếp theo sau là SHB, Vietcombank, TP Bank, Techcombank có tăng trưởng lãi lần lượt 60%; 60%; 50%; 50%.

Thuyết minh báo cáo tài chính của Kienlongbank cho thấy thu từ dịch vụ thanh toán, và dịch vụ khác của ngân hàng này đã tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng khác có lãi hoạt động dịch vụ cao, tăng cao cũng chủ yếu nhờ dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán hóa đơn, tư vấn, dịch vụ thẻ, khác. Dịch vụ ngân quỹ, ủy thác và đại lý mang lại thu nhập không đáng kể. Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, Sacombank là 5 ngân hàng có lãi thuần hoạt động dịch vụ cao nhất. Điều này cũng dễ hiểu khi mà hệ thống mạng lưới rộng, cơ sở hạ tầng của ngân hàng được đầu tư mạnh, liên tục phát triển nhiều tiện ích cho khách; và hơn hết họ có khối lượng khách hàng giao dịch lớn. Cơ chế tỷ giá mới hay chính sách lãi suất USD 0% đã giúp KD ngoại hối cải thiện? Ngoại trừ TPBank hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn bị lỗ, 14 ngân hàng còn lại có lãi, đặc biệt 4 ngân hàng đã chuyển từ trạng thái lỗ quý I/2015 sang lãi trong quý I/2016 là Techcombank, LienVietPostBank, VIB, KienlongBank. Ở 10 ngân hàng còn lại, chỉ có SHB, MBB, Eximbank có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối quý I/2016 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước lần lượt 28%, 23%, 14%; các ngân hàng còn lại tăng từ 20% (Vietcombank)  đến 493% (Vietinbank). 15 ngân hàng tạo ra 1.258 tỷ đồng lãi thuần trong quý I/2016 tăng bình quân 84,5% so với cùng kỳ năm trước.

- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3