Popular Posts
Mùa tuyển dụng của Vietcombank đang đến gần, hãy cùng điểm qua những kinh nghiệm cần biết khi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ở đây nhé!
Phỏng vấn vị trí Giao dịch viên tại Vietcombank: Những kinh nghiệm cần biết

1. Hầu hết các cuộc phỏng vấn đề không diễn ra đúng giờ mà thường muộn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đến muộn và cuộc phỏng vấn chưa diễn ra thì cũng đừng vội mừng. Theo tiết lộ của một Trưởng phòng nhân sự VCB thì họ sẽ quan sát bạn ngay khi bạn đặt chân tới ngân hàng, khi bạn ngồi chờ và cả khi bạn bước vào phòng phỏng vấn nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, đương nhiên rồi, hãy chuẩn bị thật kỹ và thật đẹp cho cuộc phỏng vấn nhé.
  • Luôn đi sớm 5 – 10 phút. Không chỉ tạo ấn tượng tốt, bạn còn có thêm thời gian vào WC và chỉnh sửa lại trang phục nữa.
  • Chỉ mặc đồ công sở (giầy tây – guốc 3-5cm, quần tây – váy, sơ mi trắng)
  • Không mang những thứ trang sức quá
  • Không mang “trang sức lạ” (đặc biệt là vòng kim loại lớn)
  • Nữ nên trang điểm nhẹ và Nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.
2. Đầu tiên đến ngân hàng, các bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Hãy tranh thủ nói chuyện làm quen và xin số điện thoại của các bạn cùng phỏng vấn nhé. Nếu bạn là người phỏng vấn sau, hãy “lén” vào nhà vệ sinh và gọi cho những người đã phỏng vấn để nắm được “tình hình chiến sự” nhé. Cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy.

3. Vào phòng phỏng vấn.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu nội dung thông thường của một cuộc phỏng vấn với vị trí Giao dịch viên (một vị trí đòi hỏi nhiều ở sự nhẹ nhàng và nhẫn nại), theo mình các bạn hãy quan triệt những nguyên tắc thế này:
  • Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
  • Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật gù mỗi khi họ nói.
  • Luôn luôn mở đầu cầu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.
a. Câu đầu tiên nhà tuyển dụng luôn hỏi : Em hãy giới thiệu về bản thân em. (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh)

Câu hỏi này hầu như chưa bao giờ thiếu trong các cuộc phỏng vấn và các nhà tuyển dụng xem đây như là một câu hỏi kinh điển. Câu hỏi này thường đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy tập trung thời gian và tinh thần cho hơn 1 phút quan trọng này nhé. Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không biết cách sẽ dễ gây ấn tượng không hay. Hãy nhớ nói những ý sau:

  • Họ tên, Đại học – Khoa.
  • Lý do biết đến cuộc tuyển dụng
  • Nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn…
  • Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp
  • Mong muốn được làm việc tại Ngân hàng.
b. Câu thứ hai thường được hỏi là : Em biết gì về vị trí giao dịch viên.

Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây;

  • Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)
  • Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..
c. Câu thứ ba thường gặp là: Theo em, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên

Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được. Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ…. 


d. Câu nữa mà bạn hay bị hỏi là: Tại sao tôi lại nên chọn em.

Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy răng : Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chẳm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.

e. Một câu nữa có thể bạn sẽ gặp là: Em có ứng tuyển vào Ngân hàng khác không?
Dù có hay không apply vào ngân hàng khác thì bạn cũng cứ trả lời thế này: Thưa anh, em có ứng tuyển vào các ngân hàng khác. Tuy nhiên, được vào làm việc tại đây là một trong những mong ước lớn nhất của em. Vì vậy, nếu được anh chị nhận vào, em sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng ạ.

f. Câu hỏi tình huống thực tế

Kiến thức vận dụng để trả lời cho các câu hỏi tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ thì các bạn cần tìm hiểu sâu, học kỹ trước đó (UB có chia sẻ trong chuyên đề Giao dịch viên), hoặc bạn có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Liên quan đến nghiệp vụ thì chính xác, kèm theo đó khôn thể thiếu là thái độ thể hiện và cách thức bạn tư duy vấn đề.

Vì vị trí của các bạn là bộ mặt của NH nên hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong cách xử lý nhé. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên. Đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.

g. Câu hỏi khác

Ngoài tất cả các câu hỏi truyền thống thường gặp và cách ứng xử khéo léo, phù hợp như trên, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành qua các tình huống thì hiện nay các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Vietcombank vẫn thường hỏi các câu hỏi xã hội, mở rộng khác. Các kiến thức ở các phổ ngành, lĩnh vực hoặc sự kiện nổi bật hoặc hỏi về hiểu biết sản phẩm của Ngân hàng. Các bạn cần lưu ý điểm này và chuẩn bị cho mình những vốn kiến thức để sẵn sàng chiến đấu. Nghe - Đọc - Học hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp bạn chưa biết rõ câu trả lời, bạn luôn nhớ phải giữ sự nhẹ nhàng và cầu thị nhé.

4 – Cuối cùng, khi ra về, hãy nhớ nói lời cảm ơn những góp ý của nhà phỏng vấn và chào lễ phép trước khi ra về nhé. 

*****
Tự tin hơn cùng bộ tài liệu từ GiangBLOG:
Cẩm nang giao dịch viên ngân hàng 2016: http://www.giangblog.com/2016/05/cam-nang-giao-dich-vien-ngan-hang-2016.html
Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn vào ngân hànghttp://www.giangblog.com/2012/07/sach-tuyen-tap-cau-hoi-phong-van-vao.html

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3