LỘ TRÌNH HỌC ACCA
|
Lộ trình cho người mới bắt đầu học ACCA |
1. CAT –
CERTIFIED ACCOUNTING TECHNICIAN
– Tạm gọi là chứng chỉ kế toán quốc tế như nhiều
trung tâm đang gọi. Bao gồm 10 môn từ T1 – T10 và chỉ cần pass 9 môn là được
cấp chứng chỉ (3 môn cuối chỉ cần học 2 môn tự chọn).
– Nội dung học:
+ T1 T3 T6 => Kế toán tài chính.
+ T2 T4 T7 => Kế toán quản trị.
+ T5 => Kiến thức chung về kế toán, doanh
nghiệp…
+ T8 => Kiểm toán
+ T9 => Thuế
+ T10 => Quản trị tài chính
2. FIA – FOUNDATIONS IN ACCOUNTANCY
– Là chương trình cải tiến, dựa trên nền CAT (các bạn có thể xem các môn học
được biến đổi TƯƠNG ĐƯƠNG) để thuận lợi cho việc chuyển tiếp ACCA. Trước kia
CAT không được chuyển ngang sang ACCA. Từ khi có FIA thì học các môn T5, T6, T7
là tương đương F1 F2 F3 của ACCA.
– Theo như thông kê của một số giáo viên các môn F1 F2 F3 của
ACCA trước kia DỄ hơn so với các môn T5 T6 T7 của CAT (về nội dung, cách thức
thi). Như vậy việc chuyển đổi đã có chút “thuận lợi” và giảm độ khó.
==> NHƯ VẬY:
– Việc học toàn bộ kiến thức của FIA/CAT là đã có khối lượng kiến thức tương
đương khoảng 70% (theo cảm nhận của tớ) so với các môn F của ACCA rồi. Đấy là
lý do tại sao tớ bảo học CAT xong có thể tự học ACCA vì đã có nền tảng tương
đối chắc.
– Đặc điểm các môn học của ACCA là kiến thức GỐI ĐẦU NHAU nên
học môn này sẽ có một số kiến thức “trùng” với môn trước chứ không phải mới
hoàn toàn. Nên càng có gốc chắc thì về sau học càng chắc.
3. LỘ TRÌNH HỌC ACCA DÀNH CHO SINH VIÊN
– Có hai lộ trình tớ cho là “HỢP LÝ” dựa trên kinh nghiệm bản thân. Bạn nào có
lộ trình khác vui lòng chia sẻ thêm nhé!
LỘ TRÌNH 1: đảm bảo kiến thức nền tảng để sau này tự học ACCA
+ Giai đoạn 1: FA1 (FIA) + FA2 (FIA) => nắm về gốc, nền tảng
khác biệt IFRS so với VAS.
+ Giai đoạn 2: F2 + F3 (ACCA) (có thể thi lấy điểm 2 môn này để xin việc)
+ Giai đoạn 3: Học FAU + FFM
+ Giai đoạn 4: Tốt nghiệp ĐH, miễn các môn F1-F4 (tùy vào chuyên ngành được đào
tạo ở ĐH) rồi học tiếp từ F5 để hoàn thành ACCA.
LỘ TRÌNH 2: dành cho những bạn muốn tiếp cận đến ACCA nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng đòi hỏi phải có khả năng học tập tốt hơn.
+ Giai đoạn 1: FA1 (FIA) + FA2 (FIA) => nắm về gốc, nền tảng
khác biệt IFRS so với VAS.
+ Giai đoạn 2: F1 + F2 + F3 (ACCA) => Thi lấy điểm.
+ Giai đoạn 3: Tiếp tục học từ F5 và thi… (Bỏ qua F4 vì đợi ra trường xin miễn
môn này, cũng không cần thiết lắm vì học về luật VN)
Thường
thì các bạn bây giờ hay “được” khuyên bỏ qua giai đoạn 1 như trong lộ trình của
mình. Nghĩa là xem nhẹ hai môn FA1 FA2 của FIA. Đấy là hai môn nền tảng GỐC về
sự khác biệt giữa kế toán tài chính theo IFRS và VAS. Khi vào học ngay F3 về kế
toán tài chính thì sẽ rất dễ bị loạn, khó hiểu, không nắm rõ bản chất thuật ngữ…
và đi thi F3 thì điểm thấp hay fail :v
Mình mở lớp FA Basics (gồm 2 môn FA1 FA2) cũng là để tạo nền và
khắc phục tình trạng này và quan trọng là có thể tự học về sau. Còn đối với
mảng kế toán quản trị có thể bỏ qua MA1, MA2 bắt đầu học luôn từ F2 được vì cũng
không ảnh hưởng về nền tảng lắm do cũng không có nhiều khác biệt.
Để tự học được thì nó cần có nền tảng, sau này học lên F hay P
với học phí rất cao mà tiết kiệm được thì cần đầu tư một chút vào cái gốc ban
đầu cho nó chắc. Bây giờ thấy các bạn học có vẻ “hời hợt” quá. Điểm thi mấy môn
thì thấp lẹt đẹt thì sau này học lên mấy môn F5 trở đi yêu cầu kết hợp khả năng
tính toán, phân tích, trình bày… thì sao vượt qua được
Chúc các bạn chinh phục được ACCA!
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!