Popular Posts

Theo lý giải của các ngân hàng, nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng là để áp ứng các tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN. Hơn nữa, vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu rút vốn chi lương, thưởng tết và chi tiêu tăng do vậy ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút vốn nhằm cân đối đầu vào.
 
Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng
Tuần cuối cùng của năm 2016 và tuần khởi động năm 2017, một số nhà băng đã thay đổi biểu lãi suất huy động, điều chỉnh tăng một số kỳ hạn.
lãi suất huy động điều chỉnh tăng một số kì hạn.
Mới đây ngày 5/1/2017, Eximbank đã chính thức áp biểu lãi suất huy động mới với mức tăng 0,1-0,2%. Theo đó, nhà băng này đã tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tháng lên 4,6% một năm, 3 tháng lên 5% mỗi năm và 6 tháng là 5,6%.
Ngân hàng Sacombank vừa tăng lãi suất kỳ hạn 2 tháng và 6 tháng với mức tăng từ 0,2%/năm. Sau khi điều chỉnh, lãi suất kỳ hạn 2 tháng tăng từ 4,9%/năm lên 5,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng lãi suất tăng từ 5,9%/năm lên 6%/năm.
Trước đó, thị trường cũng ghi nhận việc điều chỉnh lãi suất của hàng loạt ngân hàng khác như TPBank, Techcombank, VPBank, PVcombank... tăng lãi gửi tiền đồng thêm 0,1-0,3% mỗi năm cho một số kỳ hạn ngắn.
Trên biểu lãi suất của DongABank - ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt, lãi suất huy động cuối kỳ đối với kỳ hạn 1 tháng là 5%/năm, kỳ hạn 2, 3, 4, 5 tháng là 5,1%/năm, tuy nhiên, khách hàng được cộng thêm biên độ theo số tiền gửi, từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng được cộng thêm 0,2%/năm, từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng được cộng thêm 0,3%/năm và từ 1 tỷ đồng trở lên được cộng thêm đến 0,4%/năm.
Lâu nay, lãi suất tại các nhóm ngân hàng luôn có sự phân hóa. Ở kỳ hạn ngắn, nhóm NHTM có vốn nhà nước đang có lãi suất thấp nhất thị trường, với lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng dưới 5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 5,3%/năm, kỳ hạn 12 tháng trở lên từ 6,5-6,8%/năm. Nhóm NHTMCP top đầu lãi suất ngắn hạn khoảng 4,7-5,2%/năm và nhóm NHTMCP nhỏ hầu hết đang áp dụng lãi suất ngắn hạn kịch trần và lãi suất kỳ hạn dài cũng ở mức cao trên 7%/năm, thậm chí leo mốc 8%/năm.
Theo lý giải của các ngân hàng, nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng là để áp ứng các tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN. Đặc biệt từ 1/1/2017 tới khi tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm từ mức 60% xuống 50%. Việc tăng lãi suất huy động cũng là để chuẩn bị nguồn vốn sang năm 2017 khi có hạn mức mới, ngân hàng sẽ triển khai các chương trình cho vay.
Hơn nữa, vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu rút vốn chi lương, thưởng tết và chi tiêu, mua sắm tăng do vậy ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút vốn nhằm cân đối đầu vào.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, năm 2016 mặc dù lãi suất đã gặp áp lực ngay từ đầu năm khi mục tiêu GDP đặt ra khá cao, bởi nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn lớn, lạm phát có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhờ điều tiết cung tiền hợp lý nên không những đã giữ ổn định mà mặt bằng lãi suất huy động và cho vay còn giảm, bình quân lãi suất cho vay giảm đã giảm 0,5-1% so với đầu năm 2016, đã có ý nghĩa tích cực trong việc duy trì tăng trưởng tín dụng.
Đối với điều hành lãi suất năm 2017, Thống đốc cho rằng do áp lực mục tiêu tăng trưởng cao nên điều hành lãi suất phải linh hoạt, đảm bảo ổn định được mặt bằng lãi suất cơ bản và cố gắng phấn đấu giảm được mặt bằng lãi suất trung và dài hạn như Chính phủ chỉ đạo. Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định lãi suất là bài toán hóc búa nhất đối với NHNN trong năm 2017, trong bối cảnh phải kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, nếu huy động vốn nhưng không có phương án tốt sẽ gây lạm phát.
Các chuyên gia phân tích cho rằng mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017 của NHNN có thể gặp nhiều thách thức. Mặc dù NHNN vẫn hướng tới mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, nhưng mục tiêu này có thể gặp nhiều thách thức như lãi suất huy động chịu áp lực tăng do lạm phát được kỳ vọng tăng dần khi giá hàng hóa, nguyên liệu cơ bản đã tạo đáy và đi lên từ năm 2016; Nhu cầu tăng lãi suất huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng...
Trước áp lực tăng lãi suất huy động như trên, lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu của NHNN. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây và thấp hơn khá nhiều so với các nước trong khu vực. Chênh lệch lãi suất huy động - cho vay càng nhỏ, các ngân hàng có biên lợi nhuận càng mỏng nên càng ít động lực để giảm lãi suất cho vay.

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3