|
Sự kiện kinh tế - tài chính nổi bật ( từ ngày 26/3 đến 30/3/2018) |
Sự kiện kinh
tế - tài chính thế giới nổi bật tuần qua (từ ngày 26/3 đến 30/3/2018)
Hôm 22/3, Tổng thống Mỹ
Donald Trump ký quyết định áp gói thuế quan trị giá 60 tỷ USD với một số hàng
hóa nhập từ Trung Quốc. Ngay hôm sau, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tuyên bố nước
này trước tiên sẽ áp thuế xuất nhập khẩu 15% với 120 sản phẩm của Mỹ. Điều này
làm dấy lên lo ngại xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Trong 15 ngày tiếp theo
kể từ ngày Tổng thống Mỹ ký quyết định áp gói thuế quan trị giá 60 tỷ USD đối
với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đại diện thương mại Mỹ - ông Robert
Lighthizer - sẽ công bố danh sách các sản phẩm Trung Quốc bị đánh thuế.
Một câu hỏi đặt ra là
tại sao Tổng thống Donald Trump lại quyết liệt "chơi bài thuế” với Trung
Quốc. Phải chăng đây là việc biến lời hứa thành hành động như cương lĩnh tranh
cử tổng thống của ông là đưa việc làm về nước Mỹ, hay chính sách "nước Mỹ
là trên hết". Ông Trump không ngần ngại ám chỉ Trung Quốc đã gián tiếp làm
60.000 nhà máy của Mỹ phải đóng cửa, kéo theo đó là việc nước Mỹ bị mất 6 triệu
việc làm.
Ngày 29/3, Phó Thủ tướng
Thái Lan phụ trách kinh tế, ông Somkid Jatusripitak thông báo nước này
mong muốn trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) trong năm 2018. Tư cách thành viên CPTPP sẽ có lợi Thái
Lan trong bối cảnh các ngành điện tử, hải sản và nông nghiệp trong nước đang
phải đương đầu với nhiều đối thủ có thế mạnh về chế tạo và xuất khẩu như Malaysia
và Việt Nam.
Hoa Kỳ bán 294 tỷ USD
trái phiếu để giảm thâm hụt ngân sách
Bộ Tài chính Hoa Kỳ, trong
tuần 26 - 30/3, Hoa Kỳ có kế hoạch bán khoảng 294 tỷ USD trái phiếu để
giảm thâm hụt ngân sách. Đây là mức trái phiếu bán ra cao nhất trong một
tuần kể từ đầu năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Kế hoạch cắt giảm thuế của Tổng thống Hoa Kỳ làm cho thâm hụt ngân
sách tăng thêm hơn 1.000 tỷ USD vào thập niên tới cộng với sắc lệnh chi tiêu
1.300 tỷ USD với mục đích giảm thâm hụt ngân sách trong tháng 3/2018, do đó dẫn
tới nhu cầu vay mượn của Hoa Kỳ tăng cao.
Giá dầu tăng trước khả
năng OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng
Giá dầu tăng trong phiên
29/3 tại châu Á khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà cung
cấp khác dự kiến tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018 và có thể sẽ kéo
dài sang năm 2019.
Tại Singapore vào lúc 14
giờ 29 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao kỳ hạn tăng 0,25
USD, hay 0,4%, lên 64,63 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent kỳ hạn tăng 0,23
USD (0,3%) lên 69,76 USD/thùng.
OPEC cùng một nhóm các
nước sản xuất dầu mỏ bên ngoài tổ chức này, trong đó có Nga, đã bắt đầu cắt giảm
sản lượng vào năm 2017 để hạn chế tình trạng dư cung và đẩy giá dầu đi
lên.
FED sẽ tăng lãi suất 3
lần/năm trong năm 2018 và năm 2019, 2 lần vào năm 2020
Theo bà Loretta Mester
Chủ tịch FED, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thể tăng tốc hoặc làm
chậm lại tốc độ thắt chặt chính sách như động thái áp thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ
dẫn tới một cuộc chiến thương mại ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, FED
đã tăng lộ trình chính sách dự kiến với việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ nâng tăng trưởng của Hoa
Kỳ trong ngắn hạn.
Các dự báo cho thấy, FED
sẽ tăng lãi suất 3 lần/năm trong năm 2018 và năm 2019, 2 lần vào năm 2020. Các
chính sách tài khóa (cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ) sẽ làm tăng
trưởng GDP thêm 0,5% hoặc có thể cao hơn trong năm nay và năm tiếp theo.
Nội các của Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/3 đã thông qua các dự luật nhằm tiến tới việc phê
chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau
khi Mỹ quyết định rút khỏi văn kiện này.
Dự kiến, Chính phủ Nhật
Bản sẽ đệ trình các dự luật này lên phiên họp của Quốc hội hiện nay, kéo dài
đến ngày 20/6 tới. Tokyo hy vọng động thái này sẽ dẫn dắt các tiến trình cần
thiết trong nước cũng như tạo động lực phê chuẩn CPTPP tại các nước thành viên
khác. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thành
viên hoàn thành các thủ tục trong nước.
Để CPTPP có hiệu lực tại
Nhật Bản, nước này cần sửa đổi tổng cộng 10 đạo luật, trong đó bổ sung các quy
định và biện pháp mới đối với những thay đổi từ hiệp định thương mại tự do này.
Tuy nhiên, trên thực tế, những thay đổi này không lớn như việc ấn định thời
điểm thực thi hoặc thay đổi tên của hiệp định
"Theo tapchitaichinh.vn"
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!