Popular Posts
Kiểm soát "đường đi" của dòng tiền
KIỂM SOÁT "ĐƯỜNG ĐI" CỦA DÒNG TIỀN

Chiến lược đặt ra của các ngân hàng năm nay là tiếp tục siết chặt vốn thị trường nhà đất, phần lớn sẽ tập trung vào sản xuất kinh doanh
Theo dự thảo sửa đổi Thông tư số 36, từ năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng nghĩa việc các nhà băng phải “siết hầu bao” cho vay lĩnh vực bất động sản, chú trọng đẩy vốn vào 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.



Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh
-          Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), cho biết năm nay, NHNN giao chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức độ vừa phải từ 13 – 15%, tuỳ theo khả năng của từng ngân hàng để không tạo áp lực về con số mà quan trọng nhất là dòng vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, đúng lĩnh vực ưu tiên, tạo thêm nhiều việc làm, nhất là ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-          Đại diện NHNN cho biết trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải, không có đột biến. Cơ cấu tín dụng đang được tập trung theo hướng ưu tiên cho sản xuất kinh doanh.
-          Cụ thể, 5 lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ sẽ tiếp tục được ưu tiên rót vốn theo như định hướng của Chính phủ, nhất là khi lãi suất cho vay của nhóm này gần đây đã được giảm thêm 0,5%, xuống còn 6%.
-          Sau Tết, các ngân hàng tích cực huy động vốn, giúp cho thanh khoản dồi dào, cùng với mức lãi suất giảm về mức thấp đang hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn.
-          Theo NHNN chi nhánh Hà Nội, dư nợ cho vay của các TCTD đã có sự tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm (tháng 1 tăng 0,6%, tháng 2 tăng 0,62%, tháng 3 tăng 0,81% so với cuối tháng trước), tốc độ tăng dư nợ cho vay tăng cao hơn so với tốc độ tăng nguồn vốn.
-          Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tập trung vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 101.385 tỷ đồng, tăng 2,1%; dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 525.178 tỷ đồng, tăng 2,18%; Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 137.792 tỷ đồng, tăng 2%; Dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội đạt 6.954 tỷ đồng, tăng 0,87% so với 31/12/2017.
-          Đặc biệt, các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Cam kết cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp từ đầu đến nay đạt 439.633 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 408.548 tỷ đồng.

Vượt khung sẽ bị “tuýt còi”
-          Về dòng chảy vốn tín dụng trong năm nay, nhiều chuyên gia nhận định tín dụng rót trực tiếp vào các doanh nghiệp bất động sản đã giảm, nhưng cho vay tiêu dùng, đặc biệt là vay mua nhà, sửa nhà lại tăng mạnh thời gian qua.
-          Theo thống kê của Hiệp hội Kinh doanh bất động sản, thị trường căn hộ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có quy mô tiêu thụ khoảng 60.000 – 70.000 căn hộ/năm, tương ứng khoảng 8 – 9 tỷ USD.
-          Hiện nay, tỷ lệ vay vốn ngân hàng thường phổ biến ở mức 50 – 70% tổng giá trị căn hộ, có thể thấy phần đáng kể trong các khoản vay mua nhà được chảy vào thị trường nhà đất, vốn luôn tiềm ẩn yếu tố đầu cơ ở mức cao.
-          Nhu cầu của thị trường về nhà ở là có thực, ngay từ đầu năm, nhiều ngân hàng đã tung ra gói cho vay với giá trị lên đến hàng ngàn, thậm chí chục ngàn tỷ đồng và đối tượng được hầu hết nhà băng nhắm đến là người mua nhà. Để cạnh tranh, thu hút khách vay, lãi suất cho vay cũng được ưu đãi ở mức tích cực.
-          Chẳng hạn, ACB đang triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất, với tổng vốn lên đến 15.000 tỷ đồng; OCB cũng tung ra gói tín dụng 3.000 tỷ đồng với lãi suất từ 5,99%/năm, áp dụng cho nhiều mục đích vay vốn khác nhau, như vay trả góp mua ô tô, vay mua bất động sản, vay sửa chữa nhà, vay sản xuất – kinh doanh…
-          Các chuyên gia cảnh báo mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà quá cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đại diện NHNN khẳng định tinh thần chung là định hướng dòng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực sản xuất, nếu TCTD nào không chấp hành sẽ bị NHNN cảnh báo ngay.
-           “Những dự án bất động sản, BT, BOT hiệu quả, phương án kinh doanh khả thi vẫn được các TCTD cho vay vốn. Tuy nhiên, NHNN sẽ tích cực giám sát, thanh kiểm tra, nếu TCTD nào tập trung cho vay vào những lĩnh vực ngoài lĩnh vực ưu tiên mà vượt lên, hoặc rót vốn vào những dự án không khả thi, hoặc TCTD nào có dấu hiệu vượt khung sẽ bị “tuýt còi” cảnh báo ngay”, ông Hùng khẳng định.

Theo thoibaokinhdoanh.vn

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3