Popular Posts
Lạm phát quý I được kiểm soát chặt chẽ
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, lạm phát quý I/2018 về cơ bản được kiểm soát chặt chẽ. Lạm phát cơ bản duy trì ổn định, tăng 1,38% so với cùng kỳ, thấp hơn mục tiêu đề ra trong năm là 1,6%-1,8%.
Lạm phát cơ bản tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước 
Báo cáo tình hình kinh tế - tài chính quý I và dự báo cả năm 2018 do Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia vừa công bố mới đây cho thấy, lạm phát quý I/2018 về cơ bản được kiểm soát chặt chẽ. Lạm phát cơ bản duy trì ổn định, tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu đề ra trong năm là 1,6%-1,8%.
Trong khi đó, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê trước đó cũng cho thấy, lạm phát cơ bản tháng 3/2018 giảm 0,09% so với tháng trước và tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2018 tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 2,66% so với cùng kỳ, và tăng 0,97% so với đầu năm; CPI bình quân ba tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,82%. Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng, CPI tháng 3 giảm so với tháng trước đúng theo quy luật tiêu dùng sau Tết của những năm gần đây.  Con số Tổng cục Thống kê đưa ra trước đó cũng cho thấy, CPI bình quân quý I/2018 tăng 2,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 3/2018 tăng 0,97% so với tháng 12/2017 và tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, phân tích cho thấy, tương tự xu hướng của quý I/2017, CPI quý I/2018 tăng chủ yếu do: Tăng giá dịch vụ y tế (tăng 29,13% so với cùng kỳ đóng góp CPI tổng thể tăng 1,13 điểm %); Nhóm giao thông (tăng 2,97% so với cùng kỳ đóng góp CPI tổng thể tăng 0,28 điểm %); Giá nhà ở, vật liệu xây dựng (tăng 2,96% so với cùng kỳ, đóng góp CPI tổng thể tăng khoảng 0,47 điểm %). 
Trong khi đó, lý giải về việc CPI bình quân quý I/2018 tăng so với bình quân cùng kỳ năm trước, Tổng cục Thống kê chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu như: Các địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí; Hai tháng đầu năm nay trùng với Tết nên nhu cầu du lịch và đi lại tăng lên; Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong 3 tháng đầu năm tăng khá mạnh làm giá xăng dầu bình quân quý I tăng 9,18% so với cùng kỳ, đóng góp 0,38% vào mức tăng CPI chung.
Ngoài ra, còn một số yếu tố như việc tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018 làm giá bình quân một số dịch vụ như sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ thuê người giúp việc gia đình tăng từ 2%-8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, cùng với đó cũng có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI quý I/2018: Chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 1,47% so với cùng kỳ năm 2017; Các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán được tích cực triển khai, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến; Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát...
Cả năm 2018, lạm phát sẽ tăng ở mức 3,5% - 3,8%
Theo PGS.,TS. Ngô Trí Long, kiểm soát lạm phát là yếu tố quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2017, kinh tế Việt Nam đạt thắng lợi kép: Kiểm soát được lạm phát và tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra. Năm 2018, mục tiêu kiểm soát lạm phát đã được Quốc hội thông qua ở mức khoảng 4%. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước luôn biến động.
Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dự báo, nếu không có yếu tố đột biến, lạm phát năm 2018 sẽ tăng ở mức 3,5%-3,8% so với cùng kỳ.
Lý giải về nhận định này, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng, giá điện tăng 6,08% từ cuối năm 2017 góp phần làm CPI năm 2018 tăng khoảng 0,1 điểm %. Giá thực phẩm đã tăng 1,2% so với đầu năm, đóng góp làm CPI tăng 0,27 điểm%. Nếu giá thực phẩm tăng tương đương với mức tăng của năm 2015 (1,5%) và 2016 (3,5%) sẽ làm lạm phát tăng 0,4-0,7 điểm %.
Bên cạnh đó, yếu tố giá hàng hóa phi năng lượng sẽ không gây nhiều áp lực lên lạm phát do tốc độ tăng giá hàng hóa thế giới năm 2018 được dự báo sẽ thấp hơn năm 2017. Tuy nhiên, nếu giá dầu thô tăng khoảng 15%-17% (ở mức 60-62 USD/thùng) sẽ góp phần làm cho giá giao thông tăng khoảng 5%-7% so với năm trước, đóng góp làm CPI tổng thể tăng khoảng 0,5-0,7 điểm %.
Như vậy, dư địa lạm phát còn lại để điều chỉnh giá dịch vụ công trong năm 2018 là 1-1,2 điểm %. Nếu năm 2018, giá điện không tăng, giá dịch vụ y tế và giá giáo dục chỉ tăng 40%-60% so với mức tăng của hai nhóm ngành này trong năm 2017 thì lạm phát sẽ ở mức 3,5%-3,8% (so cùng kỳ).

Trước đó, ANZ dự báo, trong năm 2018, lạm phát của Việt Nam sẽ tương tự như năm ngoái, ở mức 3,5%. Ngân hàng HSBC lại cho rằng lạm phát sẽ cao hơn, có thể lên đến 4% - cao hơn con số 3,7% HSBC đưa ra hồi đầu năm. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt lại dự báo lạm phát trung bình trong năm 2018 sẽ chỉ có mức tăng từ 3-3,5%.
"Theo tapchitaichinh.vn"
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3