Popular Posts
1. Chu kỳ ngân quỹ là gì? Giống và khác gì với Chu kỳ kinh doanh?
2. Chu kỳ nào lớn nhất? Khi ngân hàng cho vay nên căn cứ theo chu kỳ nào?




Bài tập ví dụ

Công ty A chuyên mua NVL X về gia công và xuất bán cho các công ty thương mại trong nước. Theo hợp đồng cung cấp NVL X cho công ty thì ngay khi ký hợp đồng công ty phải thanh toán cho bên bán 30% giá trị hợp đồng, 15 ngày sau đó công ty nhận NVL X và thanh toán số tiền còn lại. 
Công ty sản xuất theo dây chuyền công nghệ và hoàn thành lô hàng trong vòng 45 ngày.
Theo hợp đồng bán đã ký, bên mua sẽ thanh toán cho công ty 50% giá trị bán ngay khi nhận hàng, 50% còn lại được trả chậm trong vòng 30 ngày.
 
Yêu cầu: Phân tích các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh và chu kỳ ngân quỹ, từ đó xác định thời hạn cho vay tối đa nếu NH chấp nhận tài trợ cho công ty theo phương thức cho vay từng lần?


Trả lời

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gồm 2 giai đoạn chính. (1) Giai đoạn Tồn kho + (2) Giai đoạn Thu tiền

(1) Giai đoạn Tồn kho (Giai đoạn Hàng): Từ khi đặt cọc tiền mua hàng để lưu kho và/hoặc tiến hành sản xuất, giai đoạn này tính từ khi công ty thực nhận hàng tại kho đến khi bốc NVL X bán thương mại hoặc chuyển hoá NXL X thành sản phẩm Y để sẵn sàng bán.

Theo bài tập này là: 15 + 45 = 60 ngày (Số ngày tồn kho)

P/S: Xác định chỉ tiêu này trong bảng CĐKT ta dùng Thời gian tồn kho = Hàng tồn kho trung bình / Giá vốn hàng bán trung bình

(2) Giai đoạn Thu tiền (Giai đoạn Tiền): Giai đoạn này không có bóng dáng của thằng công nhân sản xuất, chỉ quan tâm từ khi cty bán hàng và cho em Kế toán công nợ đếm ngày đòi nợ thôi. 

Đề bài ghi "Được thanh toán 50% ngay khi nhận hàng và 50% giá trị HĐ còn lại nhận sau 30 ngày" => Tổng thời gian giai đoạn này là 30 ngày (Số ngày Khoản phải thu). 

Ngay khi công ty đặt cọc 30% giá trị hợp đồng, công ty đã nghĩ ngay đến ngân hàng xin vay, trong hồ sơ đã có giấy tờ chứng minh 30% hợp đồng là vốn tự có tham gia phương án. 

VẬY TA CÓ: 

Chu kỳ kinh doanh = Số ngày Tồn kho + Số ngày Phải thu = 60 + 30 = 90 ngày
Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ kinh doanh - Số ngày Phải trả = 90 - 15 = 75 ngày

Chu kỳ kinh doanh thường là chu kỳ lớn nhất, vì ngay từ khi ký hợp đồng thì đã bắt đầu phát sinh giao dịch. 
Ngay sau khi cty ký hợp đồng và đặt cọc 30%, họ sẽ đến ngân hàng xin vay để thanh toán ngay cho bên đầu vào (70% còn lại), khoản này vẫn còn thời hạn là 15 ngày nữa mới đến hạn.
Nhưng ngân hàng sẽ yêu cầu công ty thanh toán ngay, chính vì thế trong công thức tính Chu kỳ ngân quỹ mà ngân hàng xác định lại trừ đi Số ngày phải trả (15 ngày!)

=> Chu kỳ ngân quỹ (75 ngày) cũng là căn cứ để ngân hàng xác định thời gian cho vay từng lần!

THÔNG TIN THÊM

Có thể tóm tắt quá trình mua NVL X của công ty trên qua 4 thời điểm như sau:
  • Mua hàng: Ngày ký hợp đồng và đặt cọc
  • Trả tiền người bán: 15 ngày sau, tiến hành lưu kho và sản xuất
  • Bán hàng: Mang sản phẩm đi bán hàng (ký kết hợp đồng đầu ra)
  • Thu tiền người mua: Đến ngày thanh toán đòi tiền người mua.
Thuật ngữ:
Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ ngân lưu = Chu kỳ tiền mặt = Cash Period
Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ hoạt động = Operating Period

Đây toàn là các thuật ngữ tiếng Anh. Do Việt Nam lắm thầy nhiều thợ dịch nên mới có nhiều tên gọi như vậy. Nếu bạn muốn hiểu CHÍNH XÁC nhất thì hãy tra bằng tiếng Anh để nghiền ngẫm thêm: XEM THÊM TẠI ĐÂY
 

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3