Popular Posts
Hẳn là chẳng nhân viên nào có ý nghĩ vào ngân hàng để thực hiện kế hoạch tham ô hay tận dụng cơ hội để làm sai thu lợi – nhưng môi trường này rất cám dỗ, ranh giới đạo đức mong manh nhiều khi chỉ là một chữ ký - đặc biệt do hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều tiền.


Tuần vừa rồi, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án 15 năm tù đối với Nguyễn Phước L (SN 1983, thủ quỹ của phòng giao dịch thuộc ngân hàng A. tại Đồng Tháp).
Theo hồ sơ, L là thủ quỹ Phòng giao dịch đồng thời là thành viên Ban quản lý kho quỹ với nhiệm vụ chính là cất giữ, bảo quản tiền mặt tại phòng giao dịch. Thời gian đó, L bắt đầu tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng Intrenet. Nhận thấy phòng giao dịch thực hiện không đúng quy trình về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt trong hệ thống - L đã lợi dụng sự sơ hở này chiếm đoạt 3,3 tỉ đồng trả tiền thua độ…

Là dân trong nghề, các dòng tin thế này đặc biệt thu hút sự chú ý và buộc chúng ta phải suy ngẫm: những nhân viên ngân hàng còn quá trẻ, chỉ mới bắt đầu con đường sự nghiệp đã sớm sa ngã, không giữ được mình nên dẫn đến vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp – để rồi phải nhận lấy một bản án quá nặng nề cho bản thân và gia đình. Cho dù còn độc thân, mới đám cưới hay chỉ vừa có con nhỏ – 15 năm trong tù, cuộc đời có lẽ chẳng còn gì nhiều sau chừng ấy thời gian...

Hẳn là chẳng nhân viên nào có ý nghĩ vào ngân hàng để thực hiện kế hoạch tham ô hay tận dụng cơ hội để làm sai thu lợi – nhưng môi trường này rất cám dỗ, ranh giới đạo đức mong manh nhiều khi chỉ là một chữ ký - đặc biệt do hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều tiền.

Bị mê hoặc bởi lối sống vật chất, sự bồng bột nhất thời, mong muốn được chứng tỏ và những thôi thúc của nhu cầu cá nhân,… đã khiến những nhân viên trẻ trung và đang có cuộc sống gia đình êm thấm, hạnh phúc cũng có thể bất ngờ bị hư hỏng.

Nói một cách thẳng thắn, những ai đã từng làm ngân hàng đều biết rất rõ rằng – các hành động biển thủ, thụt két hay gian lận chứng từ ở ngân hàng không bao giờ có thể xóa được hết dấu vết. Việc bị phát hiện ra, bị vỡ lở là chuyện sớm hay muộn – sao có thể ai đó ngây thơ cho rằng mình đánh lừa được ngân hàng hay khách hàng mãi mãi… Chỉ đó điều vẫn có người phạm tội là do dại dột, nông nổi hoặc lóa mắt bởi cám dỗ vật chất.

Trách nhiệm quan trọng nhất của mỗi một cán bộ nhân viên ngân hàng là góp phần tạo dựng một môi trường làm việc minh bạch, trong sạch. Một ngân hàng thật sự minh bạch chỉ có thể được hình thành từ những banker chính trực, trách nhiệm và tận tâm.

Cụ thể đối với nhân viên, có hai nhiệm vụ quan trọng mà trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn luôn tâm niệm và thực thi: một là tự thân rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và hai là kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực tại nơi làm việc.

Tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân đối với tổ chức, khách hàng, gia đình và cả chính bản thân mình – trước cả đòi hỏi về kỹ năng chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ. Tuân thủ là yếu tố sống còn. Có đời sống tinh thần lành mạnh và tích cực, hướng đến nếp sống chuẩn mực và có trách nhiệm. Không đua đòi chi tiêu, mua sắm quá số tiền kiếm được và tuyệt đối không để bị lôi kéo, tác động bởi những thói hư, tật xấu…

Quyết liệt ngăn chặn hành vi tiêu cực hoặc kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng trong nội bộ bất cứ biểu hiện bất bình thường của đồng nghiệp, quản lý cấp trên… có thể gây thiệt hại về tài sản và uy tín ngân hàng. Do hàng ngày làm việc và sinh hoạt cùng nhau, bằng quan sát và trực giác - đôi khi đồng nghiệp có thể phát hiện những biểu hiện bất thường, đáng ngờ ngay từ rất sớm…

Những dấu hiệu của rủi ro đạo đức nghề nghiệp có thể dễ thấy như tự dưng xài tiền thoải mái, liên tục đổi điện thoại sang, cờ bạc với số tiền lớn, sắm xe đẹp cấp tập, đeo nhiều trang sức đắt tiền hoặc đột ngột thay đổi thái độ (hay nghỉ việc không lý do chính đáng, trở nên né tránh ít giao tiếp, làm nhiều việc lén lút…) vì đó có thể là những ngụ ý cho nhiều điều đáng lo ngại.

Dĩ nhiên, bạn chẳng bao giờ có suy nghĩ không hay về đồng nghiệp hoặc muốn điều gì bất lợi xảy đến với họ. Nhưng trong những tình huống này, hành động của bạn có thể giúp chặn đứng kế hoạch xấu hoặc ngăn cho đồng nghiệp khỏi rơi vào vòng lao lý – đó là những việc rất đáng nên làm. Chính vì vậy hãy xem đấy chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân.

Xét về mặt bản chất con người, chúng ta đều hướng thiện – vấn đề là trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt xấu tốt lẫn lộn. Cho dù bản chất và tính cách của bạn hiền lành và trong sáng như một thiên sứ thì vẫn luôn có con quỹ cám dỗ lẫn quất đâu đó, chực chờ xuất hiện những lúc mất cảnh giác nhất – đó là những lúc bạn bị xui khiến, u mê, không còn phân biệt được phải–trái, đúng-sai… Nếu không đủ mạnh mẽ để dừng lại, không cương quyết để thoát ra thì bạn sẽ bị xô đẩy đi về phía tối nơi sự tham lam ngự trị.

Trong tất cả các công việc tại ngân hàng từ thấp đến cao, các vị trí như Giao dịch viên, Thủ quỹ, Tiếp quỹ ATM… dễ bị cám dỗ nhất vì hàng ngày tiếp xúc với tiền, quá nhiều tiền. Ai cũng vậy thôi, rõ ràng là phải bản lĩnh để vượt qua được sức hấp dẫn khó cưỡng của mùi tiền mới, những sấp tiền căng nặng và tiếng xoành xoạch tắp đều của máy đếm… Và phải vững vàng lắm mới đề kháng trước sức lôi cuốn kinh khủng của những tập đô la xanh thơm phức, những thỏi vàng sáng chói đẹp mắt…

Như nhiều nghề nghiệp khác, nếu đã chọn làm một nhân viên ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn chọn cho mình một công việc và cuộc sống lương thiện. Nếu chọn làm banker – đồng nghĩa với việc bạn chọn một lối riêng an lành, thảnh thơi – và điều đó, nhiều bạn đã nhận ra rằng, có giá trị hơn bất cứ những vật chất khác trên đời!

Đương nhiên, có thể bạn mới chỉ có những điều mình cần, chưa đầy đủ những thứ mình muốn. Nhưng ai lại thích xài những cái túi hàng hiệu Gucci và đeo nhẫn đính kim cương trong nỗi bất an của âu lo, sợ hãi? Vì cuối cùng, điều quan trọng ở chỗ, những lòe lặt đó chẳng phải của mình, không từ sức lao động của mình và đáng buồn là nó có vẻ sáng chóa bên ngoài nhưng lại nhuốm bẩn nhân cách bên trong.

Có một thực tế đương nhiên rằng, nếu là một nhân viên ngân hàng lương thiện – chẳng ai có thừa tiền để cờ bạc hoặc phung phí. Và có vẻ như khi tham ô bất chính được một số tiền lớn, những đồng tiền dễ dàng, chẳng mồ hôi công sức thì lúc đó con đường dẫn đường đến tệ nạn cũng mở toang ra. Đoạn ngắn sau ngã rẽ hư hỏng đó là công lý. Tham ô – cờ bạc – tù tội. Đây là một phương trình được lập sẵn và hầu như không có ngoại lệ.

Các bạn trẻ trung và giỏi giang, có một công việc làm ổn định ở một tổ chức tốt, hãy vui vẻ và hạnh phúc vì điều đó. Mỗi ngày hãy chu toàn trách nhiệm của mình, buổi tối trở về trong không gian sum vầy, yên bình với gia đình, vợ/chồng/con, người yêu thương… Hãy tự hỏi có thứ gì giá trị hơn để khiến bạn đánh đổi điều đó bằng một cuộc sống mà cảm giác thường trực là nơm nớp lo sợ?
---------------------------------
Nguồn: ThS. Trịnh Minh Thảo (PMO, Eximbank)
Trí thức trẻ
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3