1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
– Đáp ứng tiêu chuẩn chính trị của người công chức hải quan.
2. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG
Lớp ôn thi Công chức tổng cục Hải quan cập nhật chỉ tiêu tuyển dụng của đợt tuyển dụng công chức tổng cục hải quan 2021 như sau:
Nhu cầu tuyển dụng công chức Tổng cục Hải quan năm 2021 là 413 chỉ tiêu, cụ thể:
+ 58 chỉ tiêu đối với 09 đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan gồm: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Quản lý rủi ro, Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Tài vụ – Quản trị, Vụ Pháp chế, Văn phòng Tổng cục, Cục Kiểm định hải quan.
+ 355 chỉ tiêu đối với 33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai-Kon Tum, Hà Giang, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
Trong đó, các ngạch công chức tuyển dụng gồm 06 ngạch như sau:
+ Kiểm tra viên hải quan (mã ngạch: 08.051): 377 chỉ tiêu.
+ Văn thư (mã ngạch: 02.007): 09 chỉ tiêu.
+ Kế toán viên (mã ngạch: 06.031): 02 chỉ tiêu.
+ Chuyên viên (công nghệ thông tin; mã ngạch 01.003): 12 chỉ tiêu.
+ Chuyên viên (xây dựng cơ bản; mã ngạch 01.003): 06 chỉ tiêu.
+ Chuyên viên (kế hoạch tài chính, pháp chế, văn phòng; mã ngạch 01.003): 07 chỉ tiêu.
(Bảng chi tiết chỉ tiêu tuyển dụng theo phụ lục 1 đính kèm).
1. Cơ quan Tổng cục Hải quan
1 Cục Điều tra chống buôn lậu: 6 chỉ tiêu
2 Cục Kiểm tra sau thông quan: 8 chỉ tiêu
3 Cục Thuế xuất nhập khẩu: 3 chỉ tiêu
4 Cục Quản lý rủi ro: 6 chỉ tiêu
5 Cục Giám sát quản lý về hải quan: 9 chỉ tiêu
6 Cục Kiểm định hải quan: 10 chỉ tiêu
2. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
7 Cục Hải quan tỉnh An Giang: 26 chỉ tiêu
8 Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 chỉ tiêu
9 Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh: 5 chỉ tiêu
10 Cục Hải quan tỉnh Bình Dương: 7 chỉ tiêu
11 Cục Hải quan tỉnh Bình Định: 2 chỉ tiêu
12 Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng: 1 chỉ tiêu
13 Cục Hải quan thành phố Cần Thơ: 3 chỉ tiêu
14 Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng: 16 chỉ tiêu
15 Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk: 1 chỉ tiêu
16 Cục Hải quan tỉnh Điện Biên: 4 chỉ tiêu
17 Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: 12 chỉ tiêu
18 Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp: 3 chỉ tiêu
19 Cục Hải quan tỉnh Gia Lai – Kon Tum: 8 chỉ tiêu
20 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang: 3 chỉ tiêu
21 Cục Hải quan tỉnh Hà Nam Ninh: 9 chỉ tiêu
22 Cục Hải quan thành phố Hà Nội: 12 chỉ tiêu
23 Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh: 6 chỉ tiêu
24 Cục Hải quan thành phố Hải Phòng: 38 chỉ tiêu
25 Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh: 45 chỉ tiêu
26 Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang: 20 chỉ tiêu
27 Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa: 21 chỉ tiêu
28 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn: 4 chỉ tiêu
29 Cục Hải quan tỉnh Lào Cai: 5 chỉ tiêu
30 Cục Hải quan tỉnh Long An: 15 chỉ tiêu
31 Cục Hải quan tỉnh Nghệ An: 7 chỉ tiêu
32 Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình: 3 chỉ tiêu
33 Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam: 3 chỉ tiêu
34 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh: 10 chỉ tiêu
35 Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị: 9 chỉ tiêu
36 Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh: 3 chỉ tiêu
37 Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa: 5 chỉ tiêu
38 Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế: 6 chỉ tiêu
3. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VỀ VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ
- Về văn bằng:
– Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập, có chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển, cụ thể:
+ Đối với ngạch Kiểm tra viên hải quan yêu cầu chuyên ngành đào tạo là: Hải quan, Thuế, Thuế hải quan, kiểm toán, kế toán, kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán, ngoại thương, nghiệp vụ ngoại thương, tài chính, tài chính ngân hàng, tài chính kế toán, tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, kinh tế đầu tư, kinh tế đối ngoại, kinh tế ngoại thương, kinh tế phát triển, kinh tế vận tải biển, kinh tế quốc tế, kinh tế đầu tư tài chính, quản lý kinh tế, quản lý công, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, luật, thương mại điện tử, thương mại quốc tế, thương mại đối ngoại, quản trị kinh doanh, quản lý kinh doanh, logistics, hải quan và logistics, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị logistics.
+ Đối với ngạch Chuyên viên làm công nghệ thông tin yêu cầu chuyên ngành đào tạo là Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông, Tin học, Toán – tin, Toán – Tin ứng dụng.
+ Đối với ngạch Văn thư yêu cầu chuyên ngành đào tạo là: Văn thư hành chính, Lưu trữ học, Lưu trữ học – Quản trị văn phòng, Văn thư – Lưu trữ.
– Đối với bằng do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp thì phải được Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định.
– Nguyên tắc: người đăng ký dự thi tuyển công chức phải có chuyên ngành đào tạo được ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc bảng điểm đúng theo chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển.
- Về chứng chỉ:
a) Chứng chỉ ngoại ngữ
Thí sinh dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ tiếng Anh còn thời hạn (02 năm kể từ ngày cấp ghi trên chứng chỉ) tính đến thời điểm nộp hồ sơ do cơ sở có thẩm quyền cấp gồm: IELTS, TOEFL, TOEIC, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành theo Thông tư số 01/2004/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 (khung 6 bậc), Chương trình Tiếng Anh thực hành (trình độ A, B, C theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): Chi tiết yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo vị trí dự tuyển tại các đơn vị như sau:
Nhóm 1:
– Các ngạch Kiểm tra viên hải quan, chuyên viên (kế hoạch tài chính, pháp chế, văn phòng) tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.
– Ngạch Kiểm tra viên hải quan tại Các Cục Hải quan thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
Yêu cầu:
– Khu năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 4 trở lên.
– IELTS: 5.5 trở lên.
– TOEFL: PBT 527, CBT 197, iBT 71 trở lên.
– TOEIC: 750 trở lên.
Nhóm 2:
Ngạch Kiểm tra viên hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Yêu cầu:
– Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 trở lên.
– IELTS: 4.0 trở lên.
– TOEFL: PBT 450, CBT 133, iBT 45 trở lên.
– TOEIC: 350 trở lên.
– Chương trình Tiếng Anh thực hành (trình độ A, B, C theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): trình độ C trở lên.
Nhóm 3:
– Ngạch Kiểm tra viên hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố ngoài nhóm 1 và nhóm 2 nêu trên, gồm: An Giang, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai – Kon Tum, Hà Giang, Hà Nam Ninh, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.
– Các ngạch Văn thư, Kế toán viên, Chuyên viên (công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản).
Yêu cầu:
– Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 2 trở lên.
– IELTS: 3.0 trở lên.
– TOEFL: PBT 400, CBT 97, iBT 40 trở lên.
– TOEIC: 150 trở lên.
– Chương trình Tiếng Anh thực hành (trình độ A, B, C theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo): trình độ B trở lên.
b) Chứng chỉ tin học
Thí sinh dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ sau đây:
– Chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
– Chứng chỉ tin học đối với bài thi sử dụng máy tính và Internet cơ bản IC3 (The Internet and Computing core Certificate).
– Chứng chỉ tin học văn phòng, chứng chỉ tin học ứng dụng trình độ A trở lên được cấp trước ngày Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và truyền thông có hiệu lực ngày 10/8/2016.
4. HỒ SƠ TUYỂN DỤNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI CÔNG CHỨC TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Hồ sơ đăng ký dự tuyển:
Những người có đủ các điều kiện nếu tham gia dự tuyển phải nộp hồ sơ dự tuyển công chức trực tiếp cho đơn vị tuyển dụng thuộc Tổng cục Hải quan, cụ thể mỗi bộ hồ sơ gồm các thành phần tài liệu sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu. Tại Phiếu đăng ký dự tuyển, người dự tuyển khai đúng theo hướng dẫn ghi trong phiếu, có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải ký tên trên từng trang của Phiếu đăng ký; phải cam kết những thông tin đã khai trên phiếu là đúng sự thật, trường hợp khai sai thì kết quả tuyển dụng sẽ bị hủy bỏ và người dự tuyển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Bản chụp văn bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học), chứng chỉ tiếng Anh: bản photo, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y.
Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài, khi nộp hồ sơ dự tuyển cần nộp bản photo văn bằng và bảng điểm học tập (tất cả kèm bản dịch sang tiếng Việt).
Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, khi nộp hồ sơ dự tuyển cần nộp bản photo văn bằng và bảng điểm học tập (tất cả kèm bản dịch sang tiếng Việt) và bản xác nhận của cơ sở đào tạo đã đào tạo bằng tiếng nước ngoài (trừ trường hợp trên bảng điểm do cơ sở đào tạo cung cấp đã ghi rõ là đào tạo bằng tiếng nước ngoài).
2. Thời gian dự tuyển:
Lớp ôn thi Công chức tổng cục Hải quan dự kiến thời gian tuyển dụng trong Quý 2/2021.
5. TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC HẢI QUAN; NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN
Nội dung này sẽ có phần chính trong gói ôn thi Hải Quan
Nội dung và hình thức thi tuyển
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi sau:
a) Vòng 1: Thi trắc nghiệm bằng hình thức thi trên máy vi tính.
– Phần I: Kiến thức chung: thời gian thi 60 phút, gồm 60 câu hỏi chia đều cho 04 lĩnh vực sau: 15 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước; 15 câu hỏi về quản lý hành chính nhà nước; 15 câu hỏi về công chức, công vụ; 15 câu hỏi về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, cụ thể tại các văn bản sau:
(1) Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 2721/QĐ-BNV ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
– Chuyên đề Nhà nước trong Hệ thống chính trị.
– Chuyên đề Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
(2) Hiến pháp năm 2013.
(3) Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
(4) Luật Cán bộ công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
(5) Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019.
(6) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
(7) Luật Hải quan năm 2014.
(8) Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TCHQ trực thuộc Bộ Tài chính.
(9) Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 6/9/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
– Phần II: Ngoại ngữ tiếng Anh gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút, cụ thể theo từng ngạch và từng đơn vị tuyển dụng như sau:
+ Ngạch Kiểm tra viên hải quan đăng ký dự tuyển vào Cục Hải quan An Giang và Kiên Giang: tiếng Anh trình độ tương đương IELTS 5.0;
+ Ngạch Kiểm tra viên hải quan đăng ký dự tuyển vào Cục Hải quan Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nam Ninh: tiếng Anh tương đương IELTS 5.5;
+ Đối với ngạch Văn thư và ngạch Chuyên viên làm công nghệ thông tin: tiếng Anh tương đương trình độ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
b) Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
– Hình thức thi: thi viết.
– Thang điểm: 100 điểm.
– Thời gian thi: 180 phút.
– Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng, cụ thể:
+ Đối với ngạch Kiểm tra viên hải quan: kiến thức tại các văn bản sau:
(1) Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
(2) Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016;
(3) Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017;
(4) Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
(5) Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
(6) Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
(7) Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Trên đây là nội dung quy định pháp luật của Lớp ôn thi Công chức tổng cục Hải quan
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!