Popular Posts

Cách xác định thời hạn cho vay và phương pháp tính lãi

Căn cứ để xác định thời hạn cho vay

- Đặc điểm chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng và đối tượng vay vốn. Thông thường thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào độ dài thời gian chu kỳ hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếu trong kế hoạch trả nợ có cân đối thêm nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn thu khác).
http://i.ehow.com/images/a06/a2/pd/calculate-layman_s-rate-payment-200X200.jpg
Ví dụ: Một doanh nghiệp có thời gian mua chịu bình quân là 60 ngày, thời gian dự trữ là 90 ngày, thời gian bán chịu là 90 ngày, chu kỳ ngân quỹ sẽ là 120 ngày, khi ngân hàng cho vay vốn lưu động, thời gian cho vay của ngân hàng bằng thời gian của một chu kỳ ngân quỹ là 4 tháng.
- Thời gian hoàn vốn của phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư. Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian để  hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm. Do đối tượng vay vốn tham gia vào quá trình luân chuyển vốn của phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư nên thời hạn hoàn vốn là cơ sở để ngân hàng xác định thời hạn cho vay phù hợp, đảm bảo thu hồi được vốn (gốc và lãi) khi đến hạn thanh toán.
- Khả năng trả nợ của khách hàng vay.
- Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Khi cân đối nguồn vốn, các ngân hàng chú trọng tới sự cân đối giữa nguồn vốn huy động để cho vay của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng cả về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và loại tiền sử dụng trong giao dịch.
- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp
- Sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng và của khách hàng.
Phương pháp tính lãi

Lãi là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn vay, thời gian sử dụng vốn và lãi suất. Việc tính và thu lãi phụ thuộc vào hình thức cho vay do ngân hàng quy định hoặc thoả thuận với khách hàng. Có 3 cách tính, thu (trả) lãi: Tính và thu lãi theo định kỳ, tính và thu lãi trước, tính và thu lãi sau. Các phương pháp tính lãi phổ biến: 

Tính lãi theo tích số: Phương pháp này có thể áp dụng đối với các khoản cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng. Việc tính và thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng.

Số tiền lãi
=
Tổng tích số tính lãi trong kỳ (tháng) x Lãi suất tháng
Số ngày trong kỳ (tháng)
 
Tổng tích số tính lãi trong tháng
=
(Tổng Dư nợ x Số ngày dư nợ thực tế)
Ví dụ: Năm N, một khách hàng được cấp một hạn mức tín dụng 500 trđ, với lãi suất 1%/tháng. Trong tháng 3/N có các giao dịch vay và trả nợ gốc như sau:
Ngày 2/3 rút tiền vay: 250 trđ
Ngày 10/3 trả nợ 200 trđ
Ngày 26/3 rút tiền vay 300 trđ
Biết dư nợ tài khoản cho vay đầu tháng 3/N là 150 trđ.
Lãi tiền vay phải trả trong tháng 3/N được tính như sau:
Ngày
 Giao dịch
 Vay   Trả nợ  Dư nợ  Số ngày
 dư nợ
Tích số
 dư nợ
1/3  Dư nợ đầu tháng

 150  1   150
2/3 Vay    250
400  8   3.200
10/3 Trả
200 200 16   3.200
26/3 Vay    300
500 6   3.000

 Dư nợ cuối tháng

500


Cộng



 31   9.550

Lãi tiền vay = (9.550/31)*1% = 3,081 trđ

Tính lãi theo món: Áp dụng đối với các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo món đã thoả thuận khi cho vay.
Số tiền lãi
=
Số dư nợ hay số tiền trả nợ
x
Thời gian dư nợ hay vay tiền
x
Lãi suất cho vay
Ví dụ: một khoản vay 100 trđ được rút toàn bộ vào ngày 12/3/N, ngày 5/5 trả nợ gốc 40 trđ, ngày 20/7/N trả nốt. Lãi suất cho vay là 1%/tháng.
Lãi phải trả tính theo dư nợ vào ngày 5/5/N là 100*54*1%/30 = 1,8 trđ và lãi phải trả vào ngày 20/7/N là 60*76*1%/30 = 1,52 trđ

Miễn, giảm lãi tiền vay
Khi thực hiện hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng vay bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan, dẫn đến khó khăn tài chính, có thể làm đơn đề nghị ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi tiền vay. Các khách hàng thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng không được miễn, giảm lãi.
Lưu ý: Trên thực tế, ngoài việc phải trả lãi tiền vay, khách hàng vay có thể còn phải trả các khoản phí khác theo quy định của ngân hàng cho vay, như: Phí cam kết, phí dàn xếp, phí trả nợ trước hạn…

 Bài viết được gửi từ Chaien
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3